Thủ tục người lao động huỷ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn thì công ty sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Thủ tục người lao động huỷ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn thì công ty sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn: Tôi có làm việc ở công ty ĐV và được đóng BHXH từ tháng 9 năm 2015 nhưng vì công ty nợ tiền bảo hiểm nên tôi không hề có thẻ khám chữa bệnh của bảo hiểm. Đến tháng 11, công ty ĐV vì nợ quá nhiều nên BHXH đã cắt hết tất cả những người có tên đang đóng trong đó có tôi. Tôi nghỉ việc vì công ty nợ lương, bây giờ tháng 8/2016 tôi có đi làm công ty mới và được đóng bảo hiểm nhưng tôi không chốt được sổ bên công ty ĐV cũng không rút được sổ mà chỉ nhận được bìa sổ bảo hiểm. Tôi có hỏi công ty cũ thì họ báo là tôi không thể rút được và cũng không được đóng bảo hiểm 1 lần. Vậy nên tôi không chốt được sổ. Tôi muốn làm một sổ mới, hủy thời gian 2 tháng ấy có được không? và thủ tục như thế nào? xin luật sư tư vấn giải đáp sớm nhất giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
2. Giải quyết vấn đề:
Thứ nhất, với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn thì công ty sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26,
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật tham gia bảo hiểm xã hội: 1900.6568
Thứ hai, , công ty cũ của bạn phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn và làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm. Đây cũng là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng với người lao động được quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019”:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Nếu công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn và không thực hiện đúng nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội (sổ đã chốt) cho bạn thì bạn có thể khiếu nại tới phòng lao động thương binh xã hội để xem xét giải quyết.
Về thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội, hiện nay Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo quy định hủy sổ bảo hiểm xã hội trong Công văn 3663/BHXH-THU của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các quận, huyện trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tại mục I.5 Công văn 3663/BHXH-THU quy định như sau:
“5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.”
Như vậy để hủy thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở các công ty cũ trước đây bạn cần cam kết không thừa nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo Đơn đề nghị và nộp cho công ty mới để công ty mới nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty mới tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn.