Khai tử cho người mất là nghĩa vụ phải thực hiện của người thân thích hoặc những người có liên quan để cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động quản lý. Vậy, thủ tục khai tử cho người mất không có người thân thích được thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ai thực hiện việc khai tử cho người mất không có người thân thích?
Khai tử là một thủ tục pháp lý với mục đích là nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó. Khi cá nhân được quy định thực hiện thủ tục này thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tờ hộ tịch. Vấn đề khai tử khi diễn ra có nhiều trường hợp phức tạp trong đó phải kể đến vấn đề là người mất không có người thân thích. Để giải quyết vấn đề này cần căn cứ Điều 33
+ Theo quy định thì trong vòng thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì trách nhiệm thực hiện việc khai tử được thực hiện bởi vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử;
+ Để quản lý tốt được vấn đề này thì cá nhân đang là công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử;
Như vậy, hoạt động đăng ký khai tử cần phải thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có người chết. Người có trách nhiệm đăng ký khai tử là vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết. Trong trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
– Bên cạnh đó, để hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề khai tử thì tại Điều 24 Thông tư
+ Trường hợp người chết không có người thân thích, hoặc trường hợp người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật sức khỏe không tốt để tự mình đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện tiến hành tổ chức việc đăng ký khai tử lưu động;
+ Bên cạnh đó, việc quyết định khai tử lưu động có thể được áp dụng linh hoạt, không bắt buộc phải thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 mà có thể căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động;
+ Liên quan đến vấn đề quản lý hộ tịch thì trách nhiệm chủ yếu được trao cho Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ;
Đồng thời căn cứ tiểu mục 8 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 quy định về cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký khai tử lưu động như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động đăng ký khai tử lưu động được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết;
– Trong một số trường hợp thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Theo đó, người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. Do đó, người đi khai tử ở đây có thể là người quản lý an ninh, trật tự trên địa bàn, người có liên quan đến người chết,….trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
2. Thủ tục khai tử cho người mất không có người thân thích:
2.1. Hồ sơ thực hiện việc khai tử cho người mất không có người thân:
Khai tử là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện nếu phát sinh sự kiện một cá nhân chết, hoạt động khai tửu có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý dân cư. Căn cứ tiểu mục 8 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 có quy định về thành hồ sơ khi thực hiện thủ tục khai tử lưu động bao gồm:
– Cá nhân cần chuẩn bị 01 tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu;
– Cần có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Cá nhân thực hiện khai tử cho người thân thì cần Giấy tờ phải xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân, cụ thể là Hộ chiếu hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình;
– Có thể bổ sung thêm Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQGVDC, được điền tự động thì không phải xuất trình;
– Đối với trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.
2.2. Thủ tục thực hiện khai tử cho người mất không có người thân thích:
Để thuận lợi cho việc đăng ký khai tử thì cá nhân cần lưu ý những nội dung hướng dẫn được quy định tại tiểu mục 8 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 hướng dẫn trình tự thực hiện việc đăng ký khai tử lưu động như sau:
Bước 1. Chuẩn bị, tiếp nhận hồ sơ
Trách nhiệm của Công chức tư pháp – hộ tịch: Cá nhân này được giao nhiệm vụ đăng ký khai tử lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai đăng ký khai tử, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động. Những địa điểm được tổ chức đăng ký lưu động là tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân;
Về vấn đề điền thông tin trong việc đăng ký khai tử thì tại địa điểm đăng ký khai tử lưu động, công chức tư pháp hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký khai tử, kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai tử; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
Bước 2. Xử lý hồ sơ:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để xin ý kiến. Nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai tử. Thông tin về người khai tử sẽ được cập nhật và lưu chính thức trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, in Trích lục khai tử, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký Trích lục khai tử cấp cho người có yêu cầu;
Bước 3. Trả kết quả:
Theo đúng thời hạn quy định thì Công chức tư pháp – hộ tịch đem theo Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử, ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ đăng ký khai tử; tại mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai tử ghi rõ “Đăng ký lưu động”;
Cần phải xem xét đến trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả, công chức tư pháp – hộ tịch đọc lại nội dung Trích lục khai tử cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ đăng ký khai tử.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hộ tịch 2014;
– Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 quyết định về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp;