Đối với trường hợp người nộp thuế đã chết? Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất tích? Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự? Đối với người nộp thuế giải thể, phá sản? Đối với người nộp thuế bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Đối với những trường hợp khoanh tiền nợ thuế đã được xác định thời điểm khoanh nợ thuế thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc khoanh nợ thuế theo quy định của pháp luật. Vậy thủ tục, hồ sơ, thời gian và thẩm quyền khoanh nợ thuế được quy định như thế nào.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước do Quốc hội ban hành;
– Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối với trường hợp người nộp thuế đã chết:
- 2 2. Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất tích:
- 3 3. Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự:
- 4 4. Đối với người nộp thuế giải thể, phá sản:
- 5 5. Đối với người nộp thuế bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
1. Đối với trường hợp người nộp thuế đã chết:
Theo Điều 4 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hồ sơ đối với người nộp thuế đã chết bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc văn bản xác nhận về việc người nộp thuế đã chết của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế chết;
+
Đối với người được coi là đã chết tức được
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định có hiệu lực của tòa án tuyên bố một người là đã chết. Trường hợp khác có thể là bản án của Tòa án trong đó có nội dung xác định người nộp thuế là đã chết;
+ Thông báo tiền thuế nợ hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế lập đầy đủ hồ sơ khoanh nợ đối với người nộp thuế đã chết nêu trên, dự thảo Quyết định khoanh nợ theo mẫu số 01/QĐKN-1 hoặc mẫu số 01/QĐKN-2 ban hành kèm theo Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 sau đó tiến hành nhập Quyết định khoanh nợ vào ứng dụng quản lý thuế trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định khoanh nợ được ban hành.
Sau đó Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan đăng tải Quyết định khoanh nợ công khai trên trang thông tin điện tử và Cơ quan quản lý thuế gửi Quyết định khoanh nợ ngay sau khi ký cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập để các bên thực hiện quyết định khoanh nợ.
2. Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất tích:
Theo Điều 6 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hồ sơ đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất tích quy định bao gồm:
+ Quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố một người mất tích;
+ Thông báo tiền thuế nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế lập đầy đủ hồ sơ khoanh nợ đối với người được tuyên là mất tích nêu trên cùng với dự thảo Quyết định khoanh nợ theo mẫu số 01/QĐKN-1 hoặc mẫu số 01/QĐKN-2 ban hành kèm theo Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 sau đó tiến hành nhập Quyết định khoanh nợ vào ứng dụng quản lý thuế trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định khoanh nợ được ban hành.
Sau đó Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan đăng tải Quyết định khoanh nợ công khai trên trang thông tin điện tử và Cơ quan quản lý thuế gửi Quyết định khoanh nợ ngay sau khi ký cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập để các bên thực hiện quyết định khoanh nợ.
3. Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự:
Theo Điều 7 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì Hồ sơ đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự bao gồm:
+ Quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Thông báo tiền thuế nợ mà người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Chủ thể tiến hành thực hiện: Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế. Bộ phận này lập đầy đủ hồ sơ khoanh nợ đối với người mất năng lực hành vi, dự thảo Quyết định khoanh nợ theo mẫu số 01/QĐKN-1 hoặc mẫu số 01/QĐKN-2 ban hành kèm theo Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 sau đó tiến hành nhập Quyết định khoanh nợ vào ứng dụng quản lý thuế trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định khoanh nợ được ban hành.
Sau đó Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan đăng tải Quyết định khoanh nợ công khai trên trang thông tin điện tử và Cơ quan quản lý thuế gửi Quyết định khoanh nợ ngay sau khi ký cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập để các bên thực hiện quyết định khoanh nợ.
4. Đối với người nộp thuế giải thể, phá sản:
– Theo Điều 9 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì Hồ sơ đối với người nộp thuế giải thể bao gồm:
+ Đối với người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể: Thông tin về tên, mã số người nộp thuế, thời gian đăng tải thông tin về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với người nộp thuế ngừng hoạt động thì cần có thông báo của cơ quan quản lý thuế về người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Đối với hoặc văn bản của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề về tình trạng người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể (bản chính hoặc bản sao có ký, đóng dấu của cơ quan quản lý thuế);
+ Quyết định giải thể hoặc văn bản thông báo giải thể của người nộp thuế (nếu có);
+ Thông báo tiền thuế nợ nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
– Hồ sơ đối với người nộp thuế phá sản:
+ Thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
+ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (nếu có);
+ Thông báo tiền thuế nợ nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
5. Đối với người nộp thuế bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
– Theo Điều 10 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì hồ sơ đối với người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh được quy định bao gồm các hồ sơ sau:
+ Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế giữa cơ quan quản lý thuế với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.
Đối với trường hợp việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì cần có Thông báo về việc này. Đối với cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh thì cần có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh. Thông báo này do cơ quan quản lý thuế ra thông báo, cần nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
+ Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Như vậy, Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế sẽ tiến hành lập hồ sơ khoanh nợ cũng như thực hiện nhập quyết định khoanh nợ và gửi đến cơ quan thuế để các cơ quan này đăng tải công khai lên trang thông tin điện tử để những người liên quan được biết và thực hiện quyết định này.