Trách nhiệm đăng ký tạm trú cho người nước ngoài? Ai là người thực hiện việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài? Thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam bằng phiếu khai báo tạm trú (cấp xã)? Khai báo tạm trú cho người nước ngoài thông qua Trang thông tin điện tử? Khai báo tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài?
Trong nền kinh tế và giao lưu quốc tế mở như hiện nay, số lượng người nước ngoài xuất nhập cảnh Việt Nam ngày càng nhiều. Về nguyên tắc, khi người nước ngoài đến du lịch hay làm việc có tạm trú tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú thông qua việc khai báo. Vậy cách thức, trình tự thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam diễn ra như thế nào? Họ phải sử dụng hồ sơ khai báo tạm trú cho người nước ngoài ra sao?
Luật sư
* Căn cứ pháp lý:
– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (
– Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28/12/2016 của Bộ Công an quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
–
–
Khai báo tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú
1. Trách nhiệm đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Khoản 1 điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có quy định như sau: “Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú”.
Như vậy theo quy định này, người nước ngoài tạm trú ở Việt Nam phải có trách nhiệm đăng ký tạm trú. Họ phải thông qua người quản lý/điều hành cơ sở lưu trú để thực hiện việc khai báo tạm trú. Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được tình hình lưu trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Việc vi phạm quy định về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài còn bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 điều 17
…
e) Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền”.
2. Ai là người thực hiện việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 3 Thông tư 53/2016/TT-BCA Quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì đại diện cơ sở lưu trú hoặc người được ủy quyền, người được giao trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài đến tạm trú tại cơ sở lưu trú.
Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử.
Đối với các cơ sở lưu trú khác thì được lựa chọn một trong hai cách thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử hoặc bằng Phiếu khai báo tạm trú. Tuy nhiên pháp luật khuyến khích việc thực hiện qua Trang thông tin điện tử.
Đối với các cơ sở lưu trú cho người nước ngoài thuê để lưu trú dài hạn mà chủ cơ sở lưu trú không cư trú tại đó hoặc nhà do người nước ngoài mua, thì người đứng tên trong hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mua nhà có trách nhiệm thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú tại cơ sở lưu trú đó.
3. Thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam bằng phiếu khai báo tạm trú (cấp xã)
Hiện nay, có hai phương thức thực hiện việc đăng ký tạm trú, đại diện cơ sở lưu trú có thể đăng ký tạm trú cho người nước ngoài online thông qua Trang thông tin điện tử của tỉnh hoặc sử dụng phương thức đăng ký qua Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại xã/phường/thị trấn.
3.1. Khai báo tạm trú cho người nước ngoài thông qua Trang thông tin điện tử
Đối với trường hợp cơ sở lưu trú là khách sạn thì phải thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài thông qua hệ thống khai báo lưu trú trực tuyến. Đối với các cơ sở lưu trú khác thì khuyến khích thực hiện khai báo tạm trú thông qua phương thức khai báo trực tuyến này để thuận tiện và tiết kiệm thời gian.
Bước 1: Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử về khai báo thông tin tạm trú của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú.
Sau khi đã truy cập vào hệ thống khai báo lưu trú trực tuyến này, người khai báo tạm trú cung cấp các thông tin về tên, loại hình, địa chỉ, số điện thoại, email của cơ sở lưu trú; họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của mình để nhận tài khoản khai báo.
Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống khai báo lưu trú trực tuyến
Sau khi đã cung cấp đầy đủ các thông tin đầy đủ như bước 1, người khai báo tạm trú thực hiện đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu đã được cấp.
Bước 3: Người khai báo tạm trú thực hiện nhập và kiểm tra các thông tin khai báo về người nước ngoài hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử. Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài.
Bước 4: Ấn nút “Lưu thông tin” và kiểm tra thông tin hệ thống. Nếu hệ thống xác nhận đã tiếp nhận thì hoàn thành; nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện lại việc khai báo tại bước 3.
Sau khi thực hiện việc khai báo thông tin thành công, thông tin tạm trú của người nước ngoài được cập nhật đầy đủ, thường xuyên và lưu trên hệ thống Trang thông tin điện tử.
3.2. Khai báo tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài
Đối với trường hợp cơ sở lưu trú không phải là khách sạn thì được lựa chọn phương thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại công an xã. Người khai báo tạm trú nộp Phiếu khai báo tạm trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
Bước 1: Người khai báo tạm trú tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài.
Bước 2: Khai, nộp Phiếu khai báo tạm trú (theo mẫu NA17 ban hành kèm theo
Cán bộ trực ban Công an cấp xã tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Nếu nội dung Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài ghi đầy đủ thì tiếp nhập, thực hiện xác nhận theo quy định;
Nếu nội dung Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài chưa ghi đầy đủ thì yêu cầu người khai báo tạm trú sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Người khai báo tạm trú nhận lại ngay Phiếu khai báo tạm trú đã có xác nhận của trực ban Công an cấp xã.
– Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an cấp xã.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: 01 Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài (mẫu NA17).
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
– Thời gian giải quyết: 24 giờ/07 ngày.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp xã.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu khai báo tạm trú được
Lệ phí (nếu có): không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài (mẫu NA17 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Người khai báo tạm trú nộp Phiếu khai báo tạm trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.