Thời gian gần đây, một số người lao động chọn đi xuất khẩu lao động với mong muốn mức lương cao, thu nhập ổn định. Do đó, có rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên. Vậy thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xuất khẩu lao động hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xuất khẩu lao động:
1.1. Phương thức hòa giải tranh chấp hợp đồng xuất khẩu lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 187
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
Thứ nhất: Hòa giải viên lao động;
Thứ hai: Hội đồng trọng tài lao động;
Thứ ba: Tòa án nhân dân.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án nhân dân
1.2. Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng xuất khẩu lao động tới Tòa án:
– Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện;
– CMND/CCCD; Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực) của người khởi kiện;
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh giữa hai bên tồn tại quan hệ lao động như:
– Tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên: Quyết định chấm dứt hợp động lao động hoặc
– Trong trường hợp uỷ quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng thì phải có giấy uỷ quyền/Hợp đồng uỷ quyền; CMND/CCCD của người đại diện uỷ quyền;
Như vậy, người khởi kiện phải chuẩn bị những giấy tờ nêu trên để thực hiện thủ tục khởi kiện.
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về xuất khẩu lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về những nguyên tắc giải quyết tranh chấp như sau:
– Tranh chấp về quyền lợi giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được giải quyết dựa trên cơ sở hợp đồng các bên đã ký kết giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.
– Tranh chấp về quyền lợi giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động ở nước ngoài được giải quyết dựa trên cơ sở thỏa thuận đã giao kết giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký kết với bên nước ngoài.
– Tranh chấp về quyền lợi giữa doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc tổ chức, cá nhân trung gian được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã giao kết giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.
3.Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 190
– Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm thì thời hiệu để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng.
– Thời hiệu để cá nhân yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động là 09 tháng kể từ ngày người đó phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu để một cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày người đó phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Đối với trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc vì bất kì một lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn theo quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Như vậy, thời hiệu để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động đối với cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Đối với thời hiệu để yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động của một cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Còn đối với thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động của cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Như vậy, thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động về cá nhân được xác định là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Khởi kiện tranh chấp theo pháp luật tố tụng dân sự:
Căn cứ theo quy định tại điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
-Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp sau đây:
+ Những tranh chấp liên quan về dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
+ Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
+ Những tranh chấp về lao động được quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
– Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
+ Yêu cầu giải quyết về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
+ Yêu cầu giải quyết về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
+ Yêu cầu giải quyết về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
+ Yêu cầu giải quyết về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
– Những tranh chấp, yêu cầu được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự người nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
– Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam sẽ có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
+ Tranh chấp về những dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
+ Yêu cầu giải quyết về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
+ Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
Như vậy, dựa theo như quy định đã được phân tích nên trên thì Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài. Do đó, người làm đơn sẽ phải gửi đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi gia đình đang cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
– Bộ luật Lao động 2019.