Tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ rừng là một trong những loại hình tranh chấp phổ biến. Vậy, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ rừng như thế nào? Có những hướng giải quyết tranh chấp nào để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về hợp đồng khai thác gỗ rừng:
1.1. Hợp đồng khai thác gỗ rừng có nằm trong sự điều chỉnh Luật Dân sự?
Hiện nay, pháp luật chưa có điều khoản riêng quy định về hợp đồng khai thác gỗ rừng. Nhưng với quy định điều chỉnh về hợp đồng dân sự nói chung thì hợp đồng khai thác gỗ rừng (còn được gọi là hợp đồng liên doanh) là loại hợp đồng hướng tới sự thỏa thuận, phân chia quyền lợi, trách nhiệm của các bên với nhau. Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí, thoả thuận giữa các bên trước khi tiến hành xác lập giao kết, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau. Về bản chất, hợp đồng dân sự chính là bản giao kèo để ghi nhận những quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng phải thực hiện theo nguyên tắc do pháp luật quy định như sau:
– Đảm bảo được tính tự do quyết định giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, bất kỳ hợp đồng nào cũng không có những nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đây là một nguyên tắc bất biến luôn được xem xét đầu tiên về tính hợp pháp của các giao kết;
– Nguyên tắc các bên “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng trong giao kết hợp đồng”. Các bên đã có sự tin tưởng, tôn trọng nhau mới có thể dẫn đến việc thỏa thuận trong từng loại hợp đồng nên xét về vị thế thì đôi bên đều bình đẳng, có thể thoải mái thể hiện quan điểm, ý chí. Ngoài ra, đôi bên làm việc trên tinh thần thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng là những đòi hỏi không thể thiếu trong giao kết, thực hiện những hợp đồng. Những yếu tố này phải tồn tại trên tất cả hợp đồng giao kết có như vậy thì quan hệ hợp đồng mới đảm bảo quyền lợi ích của các bên.
Như vậy, Hợp đồng khai thác gỗ rừng được giao kết với nhau có hiệu lực khi các bên ký kết hợp đồng bắt đầu có sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ dân sự. Dựa theo nội dung được ghi nhận trong hợp đồng đã giao kết thì các bên phải tiến hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đối với tính chất, đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm mà hợp đồng này đã ghi nhận. Quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc để diễn ra đúng như giao kết ban đầu. Đó là thực hiện thỏa thuận một cách trung thực và dựa trên tinh thần hợp tác, phối hợp với nhau để đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên. Đặc biệt, Khi giao kết hợp đồng không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên mà còn không được làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước lợi ích công cộng và quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác nữa.
Theo Điều 278 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận với nhau. Các bên cần phải thực hiện nghĩa vụ đúng với thời hạn trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp có một trong hai bên có nghĩa vụ tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó thì được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn. Đối với trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 điều 278 bộ luật dân sự 2015 thì mỗi bên tiến hành thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và bất cứ lúc nào nhưng phải có sự thông báo trước cho bên kia một khoảng thời gian hợp lý.
1.2. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ rừng:
Trong bất kỳ hợp đồng dân sự nào xảy ra những tranh chấp thì các cá nhân có thể lựa chọn một trong các phương thức sau đây để giải quyết:
– Lựa chọn phương thức thương lượng, hòa giải:
Đây là phương thức đầu tiên luôn được ưu tiên áp dụng khi xảy ra bất kỳ vấn đề xung đột nào. Không chỉ những tranh chấp liên quan đến tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ rừng mà tất cả những loại tranh chấp dân sự khác cũng được ưu tiên sử dụng phương thức này đầu tiên. Về bản chất, phương thức thương lượng, hòa giải sẽ thông qua sự trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận giữa các bên với nhau để đi đến thống nhất về nội dung hợp đồng. Mục đích cuối cùng là đưa ra được phương án dung hòa được quyền lợi giữa các bên đảm bảo lợi ích và giảm thiểu thiệt hại nhất cho các bên.
Để thống nhất được những vấn đề tranh chấp trong hợp đồng đã giao kết thì các bên có thể tổ chức các buổi đàm phán thiện chí thương lượng với nhau về vấn đề này. Hiện nay phương thức này là cách thức giải quyết tranh chấp rất được coi trọng tại Việt Nam. Nếu các bên không thể thống nhất quan điểm đến kết luận khi hòa giải thì mới phải lựa chọn những phương thức hòa giải khác.
+ Ưu điểm của phương thức thương lượng hòa giải này như sau:
Áp dụng phương thức giải quyết này diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn, không mất phí; mục đích của phương thức này thể hiện sự thiện chí, không phân định kẻ thắng hay người thua tránh gây xung đột đối đầu giữa các bên.
+ Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương thức hòa giải vẫn có một số những hạn chế:
Việc hòa giải thành hay không phụ thuộc rất lớn vào thiện chí của một trong các bên cũng như sự hiểu biết, mong muốn hợp tác khi tranh chấp. Việc giải quyết bằng phương thức này không được bảo đảm bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc kết quả hòa giải tự nhiên cũng có thể không được bảo đảm thực hiện.
– Phương thức giải quyết thông qua Tòa án:
Khi tranh chấp hợp đồng về khai thác gỗ rừng đã không thể giải quyết thông qua sự thương lượng và hòa giải thì có thể lựa chọn giải quyết theo Tòa án.
+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng qua Tòa án có một số ưu điểm nhất định: Tòa án là một cơ quan tư pháp của nhà nước mang và đại diện cho quyền lực nhà nước chính vì vậy nếu mà nhờ tòa án đưa ra giải quyết thì thì quyết định giải quyết của tòa sẽ mang tính chất cưỡng chế bắt buộc thi hành với các bên. Nó không còn liên quan đến việc theo sự thiện chí giữa các bên nữa mà mang tính cưỡng chế các bên phải có trách nhiệm nghĩa Vụ phải thực hiện quyết định của tòa án nếu không có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành. Để giải quyết những tranh chấp này thì theo pháp luật Việt Nam sẽ thực hiện thông qua hai cấp xét xử đó là xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Quy định này nhằm giải quyết tranh chấp tránh được những sai sót và có khả năng phát hiện khắc phục những sai lầm trong quá trình xét xử.
+ Trên thực tế không có một hình thức giải quyết tranh chấp nào không có những nhược điểm và bất cập.
Liên quan đến thủ tục tố tụng Tòa án thì cũng tốn khá nhiều thời gian, nhiều vụ việc có thể kéo dài theo năm mà chưa được giải quyết. Với nguyên tắc xét xử công khai thì các bên có thể sẽ bị lộ một số thông tin liên quan đến quá trình làm ăn, kinh doanh hóa đơn, chứng từ và có thể bị ảnh hưởng lớn đến uy tín của mình.
2. Trình tự để khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ rừng:
2.1. Hồ sơ khởi kiện:
Để tiến hành khởi kiện ra Tòa án các cá nhân của chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện với những giấy tờ như sau:
– Cần có một đơn khởi kiện thể hiện nội dung cơ bản vấn đề đang xảy ra tranh chấp – Giấy tờ giấy tờ nhân thân của người khởi kiện ví dụ như Căn cước công dân, hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
– Giấy tờ nhân thân của người bị kiện hoặc nếu bên bị kiện là tổ chức thì phải có giấy đăng ký kinh doanh/mã số thuế/mã doanh nghiệp;
– Các bên cũng chuẩn bị hợp đồng liên doanh đã được ký kết giữa các bên kèm theo các
– Chuẩn bị thêm những các tài liệu, chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng này; quá trình diễn ra hợp đồng, thực hiện hay không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên đã ký kết; Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng.
Đáng lưu ý: Tất cả những giấy tờ chuẩn bị để nộp phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án thì cần đem đi chứng thực.
2.2. Các bước tiến hành giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ rừng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Các cá nhân hoặc tổ chức nhờ Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng cần chuẩn bị bộ hồ sơ khởi kiện được quy định theo mục 3.1 bài viết.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện của mình cùng các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự vi phạm bằng các cách sau:
– Thông qua việc gửi trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi theo đường dịch vụ bưu chính.
Ngoài ra, hình thức điện tử cũng được áp dụng để cho các cá nhân có thể nộp hồ sơ khởi kiện thông qua cổng thông tin điện tử của tòa án.
Bước 3: Thụ lý vụ án
Sau khi tiếp nhận được đơn khởi kiện, Toà án có thẩm quyền tiến hành xem xét những tài liệu chứng cứ cần thiết. Trong trường hợp hồ sơ đã đảm bảo theo đúng quy định và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa thì Thư ký tòa sẽ thông báo cho đương sự biết để nộp tiền tạm ứng án phí.
Thời gian để người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí là trong vòng 15 ngày. Chỉ sau khi đã nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án mới tiếp tục thụ lý và sự đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi nộp xong tạm ứng án phí thì cần nộp lại biên lai thu tiền tạm của miễn phí cho tòa.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn để chuẩn bị xét xử vụ án được quy định rõ ràng:
+ Kể từ ngày thụ lý vụ án trong vòng 4 tháng, Tòa án sẽ thực hiện việc chuẩn bị xét xử vụ án này. Đối với những vụ án phức tạp và có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, khoảng thời gian này không quá 2 tháng.
+ Trên thực tế có những vụ việc có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được bắt đầu lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa có hiệu lực pháp luật.
+ Quá trình chuẩn bị xét xử thì thẩm phán phải lấy lời khai của đương sự tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ vào hòa giải.
Bước 5. Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm:
Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải tiến hành mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn ta có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày.
Văn bản pháp luật được sử dụng:Bộ Luật Dân sự năm 2015.