Thủ tục đưa tinh bột nghệ vàng lưu thông trên thị trường. Hàng hóa cấm xuất khẩu.
Thủ tục đưa tinh bột nghệ vàng lưu thông trên thị trường. Hàng hóa cấm xuất khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, chúng tôi là cơ sở sản xuất tinh bột nghệ vàng (đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), giờ chúng tôi muốn lưu hành sản phẩm này ra thị trường và xuất khẩu sản phẩm này ra nước ngoài thì chúng tôi cần làm những thủ tục giấy tờ gì? Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Để đưa hàng hóa ra ngoài thị trường bạn cần thực hiện những thủ tục sau:
* Đăng ký kinh doanh: Bạn chưa nói rõ doanh nghiệp bạn đã đăng ký kinh doanh ngành nghề bán lẻ hàng hóa hay bán buôn hay chưa. Nếu chưa đăng ký sẽ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh theo quy định tại Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh gồm giấy tờ sau đây:
– Thông báo bổ sung nghề kinh doanh.
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối vớicông ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân.
* Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
+) Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 bản sao y công chứng.
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
– Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: 11 mẫu có kích thước không nhỏ hơn 70 * 70mm.
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc
+) Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
* Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng: Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…
– Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực).
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.
+ 03 mẫu sản phẩm.
+ Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).
– Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.
* Thủ tục đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
– Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( bản sao chứng thực)
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm ( chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng)
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao chứng thực)
+ 03 mẫu sản phẩm.
+ Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có)
Hồ sơ được nộp về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm địa phương.
* Đăng ký lưu hành sản phẩm:
Hồ sơ đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm gồm:
– Đơn xin đăng ký
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.
– Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).
– Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:
+ Thành phần, cấu tạo
+ Tác dụng và hướng dẫn sửdụng
+ Tác dụng phụ, cách xử lý
+ Tính ổn định và cách bảo quản
+ Quy trình sản xuất.
*Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm. Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
– Số lượng hồ sơ: 2 bộ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
"1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó."
Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh không phải bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan… Tuy hoạt động xuất khẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi nhận theo pháp
* Điều kiện đối với hàng hóa xuất khẩu:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan;
Hàng hóa muốn tiến hành thủ tục xuất khẩu hàng hóa tất nhiên cần đáp ứng những điều kiện cụ thể liên quan đến loại hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ tiến hành xuất khẩu. Với mỗi loại hàng hóa cụ thể nếu pháp luật quy định cần cung cấp giấy phép thì doanh nghiệp cần tiến hành những thủ tục theo quy định.
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan;
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu như sau:
– Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
– Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
– Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp nêu trên, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại Phụ lục đính kèm Nghị định 187/2013/NĐ-CP.