Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù là gì? Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong Tiếng anh là gì? Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù? Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?
Các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chỉ được đảm bảo trên thực tế thông qua hoạt động thi hành án, đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải trải qua hàng loạt các các hoạt động phức hợp. Một trong các quyết định thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước là quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, một quyết định để được thi hành thì phải được đề nghị và có một trình tự, thủ tục phức tạp. Nhận thấy được tầm quan trọng trong quyết định này, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc các vấn đề pháp lý về thi hành quyết định tạm đình chỉnh chấp hành án phạt tù.
1. Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù là gì?
Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo.
Tạm đình chỉ theo nghĩa thông thường được hiểu là việc tạm ngừng một sự việc đang diễn ra trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở này, có thể hiểu tạm đình chỉ thi hành án phạt tù là trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, nhưng do đáp ứng một số điều kiện luật định, và được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì được tạm ngừng chấp hành án phạt tù trong một thời hạn nhất định.
Người đang chấp hành hình phạt tù có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Bị bệnh nặng thì được tạm đình chỉ cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
– Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được tạm đình chỉ cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
– Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được tạm đình chỉ đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được tạm đình chỉ đến 01 năm.
Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
Đây là nội dung được quy định tại Điều 68
2. Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong Tiếng anh là gì?
Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong Tiếng anh là “suspension the serving of prison sentences“
3. Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?
Trước hết, nghiên cứu thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, việc xác định thẩm quyền là điểm cần chú ý, theo đó thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 36 Luật thi hành án hình sự 2019 như sau:
– Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
– Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
– Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người đã kháng nghị quyết định.
Đây là các cơ quan thi hành án hình sự nơi người bị kết án đang thi hành án phạt tù và cơ quan kiểm sát hoạt động thi hành án.
Về thủ tục:
– Cơ quan có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án
Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khá đơn giản, thời hạn giải quyết hồ sơ cũng khá ngắn, điều này nhằm đảm bảo nhanh chóng đáp ứng yêu cầu thực tế của người đang chấp hành án.
4. Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?
Quy định về thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định cụ thể, đầy đủ tại Điều 37 Luật thì hành án hình sự 2019, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.
Trách nhiệm gửi quyết định tạm đình chỉ chấp hành thi hánh án phạt tù
Thứ nhất, ngay sau khi ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
– Người được tạm đình chỉ và người đại diện trong trường hợp người được tạm đình chỉ là người dưới 18 tuổi;
– Cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ đang chấp hành án;
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó;
– Viện kiểm sát cùng cấp;
– Tòa án đã ra quyết định thi hành án;
– Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ có trụ sở;
– Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được tạm đình chỉ là người nước ngoài.
Thứ hai, trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù thì phải gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Viện kiểm sát đã ra quyết định có trụ sở và cá nhân, cơ quan trên.
Thủ tục thi hành quyết định
Trường hợp 1: Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đang quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người được tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó; thân nhân của người được tạm đình chỉ có trách nhiệm tiếp nhận người được tạm đình chỉ.
Trường hợp 2: Trường hợp người được tạm đình chỉ bị bệnh nặng đang phải điều trị tại bệnh viện thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện giao người được tạm đình chỉ cho thân nhân người đó tại bệnh viện, lập biên bản giao người,
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được tạm đình chỉ về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành quyết định tạm đình chỉ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao người được tạm đình chỉ hoặc biên bản giao người được tạm đình chỉ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý người được tạm đình chỉ.
Trong thời gian tạm đình chỉ, người được tạm đình chỉ không được đi khỏi nơi cư trú nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý; báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý; phải tự giác trình báo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoặc khi sức khỏe hồi phục để tiếp tục chấp hành án.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm theo dõi, giám sát người được tạm đình chỉ, xem xét, giải quyết cho người đó được đi khỏi nơi cư trú, nơi làm việc; triệu tập người được tạm đình chỉ để yêu cầu báo cáo việc chấp hành pháp luật trong thời gian tạm đình chỉ; hằng tháng phải báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc quản lý người được tạm đình chỉ.
Việc tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ thực hiện như sau:
– Chậm nhất 07 ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản và gửi ngay thông báo đó cho cá nhân, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này. Sau thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù mà người được tạm đình chỉ không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để chấp hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định áp giải thi hành án, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Đối với người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án hoặc người được tạm đình chỉ chấp hành án có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.
Trường hợp kết quả giám định xác định người được tạm đình chỉ chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ.
Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
– Trong thời gian được tạm đình chỉ, người được tạm đình chỉ lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người tạm đình chỉ báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ phải xem xét ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ và gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp người được tạm đình chỉ bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.
– Trường hợp người được tạm đình chỉ chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó báo cáo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trường hợp người được tạm đình chỉ chết khi đang điều trị tại bệnh viện theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan quy định tại các điểm b, c, d, e và g khoản 1 Điều này và Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án.
Có thể thấy rằng, việc quy định thủ tục thi hành quyết định tạm đình chỉ gắn liền với quy định về tiếp tục thi hành án phạt tù là cách quy định toàn diện trong mối tương quan giữa việc tạm ngừng và tiếp tục thi hành. Các quy định về dự liệu trong việc người được tạm đình chỉ bỏ trốn, chết chứng minh cái nhìn toàn diện của nhà lập pháp trong quá trình xây dựng Luật thi hành án hình sự.