Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi là gì? Cách thức xử lý khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi? Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi? Trình tự thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi?
Khai sinh là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội. Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2021 thì mỗi cá nhân khi sinh ra đều có quyền được khai sinh, dù là trẻ chỉ sống được 24 giờ rồi chết hay trẻ bị bỏ rơi… Vậy theo quy định của pháp luật, khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thế nào?
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Hộ tịch 2020;
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016).
1. Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi là gì?
Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi là việc cá nhân hoặc tổ chức sau khi nhặt được hoặc được giao nuôi trẻ em bị bỏ rơi tạm thời đăng ký khai sinh cho trẻ. Hồ sơ khai sinh gồm biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
2. Cách thức xử lý khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi:
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cha, mẹ bỏ rơi con cái và cũng có chế tài xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh. Tuy nhiên, việc bỏ rơi trẻ em vẫn liên tục gia tăng.
Chính vì vậy, pháp luật cần điều chỉnh chặt chẽ hơn vấn đề này và nâng cao trách nhiệm của những người phát hiện trẻ bị bỏ rơi để các em được sống, được chăm sóc và bảo vệ. Theo đó, tại Nghị định 213/2015/NĐ-CP đã đặt ra một số quy định như sau:
2.1. Đối với người phát hiện trẻ bị bỏ rơi
Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và
Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
2.2. Đối với cơ quan chức năng
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi. Sau khi lập biên bản, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
3. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi:
Việc đăng ký khai sinh được tiến hành nếu đã hết thời hạn niêm yết mà không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ. Trong trường hợp này, người tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ thuộc về cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
Hồ sơ khai sinh gồm biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3.1. Xác định thông tin của trẻ bị bỏ rơi
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan, việc xác định các thông tin liên quan đến trẻ bị bỏ rơi được ghi nhận như sau:
Họ và tên
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền có họ và tên. Trong trường hợp đặc biệt này, việc xác định họ, tên của trẻ được thực hiện theo quy định tại khảon 2 Điều 26
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh; quốc tịch
– Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh.
– Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh;
– Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh.;
– Quốc tịch của trẻ là Việt Nam
Lưu ý: Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
3.2. Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngay sau khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người phát hiện phải ngay lập tức bảo vệ và thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Sau đó, người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ nếu không có thông tin về cha mẹ đẻ trong thời gian 07 ngày liên tục ra thông báo.
Theo đó, Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác định họ, chữ đệm, tên của trẻ bị bỏ rơi như sau:
-Nếu đã được nhận nuôi thì họ của trẻ có thể theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi tùy vào sự thỏa thuận của hai người. Nếu chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ nuôi thì họ sẽ lấy theo họ của người đó.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:
-Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh;
-Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh;
-Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi;
-Quê quán được xác định theo nơi sinh;
-Quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam.
-Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống;
4. Trình tự thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi:
–Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, nơi trẻ em bị bỏ rơi hoặc qua đường bưu chính, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11giờ 30 phút, buổi chiều từ 13g 00 đến 17giờ 00) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11giờ 30 phút).
–Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
Trường hợp nộp trực tiếp:
+Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, công chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định;
Trường hợp tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp qua bưu chính:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung theo quy định.
–Bước 3: Ngay khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức Tư pháp-Hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
-Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
–Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
–Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc Trưởng công an phường, xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
–Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
–Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
–Sau khi lập biên bản theo quy định, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
–Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em
–Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
Như vậy theo quy định của Luật hộ tịch năm 2020 quy định rất chi tiết về thủ tục đăng kí giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi. Và quy định rất chặt chẽ về trách nhiệm của người phát hiện và cơ quan có thẩm quyền về việc phát hiện và bảo vệ trẻ em bị bỏ rơi. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc Trưởng công an phường, xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.