Hoạt động đo đạc và bản đồ. Thủ tục đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của Nghị định 45/2015/NĐ-CP.
Hoạt động đo đạc và bản đồ. Thủ tục đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của Nghị định 45/2015/NĐ-CP.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi hiện đang sinh sống tại Phú Thọ và muốn đăng ký giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Vậy tôi phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ với những loại giấy tờ gì và trình tự, thủ tục thực hiện sẽ được tiến hành như thế nào? Mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư! Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hoạt động đo đạc và bản đồ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó chỉ các tổ chức trong nước có đủ điều kiện để hoạt động đo đạc và bản đồ như có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh; có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ đối với đơn vị sự nghiệp. Đáp ứng đủ các yêu cầu về lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ và thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ (Điều 11, Nghị định 45/2015/NĐ-CP ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ) thì mới được phép thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ. Như vậy, bạn phải là một thành viên trong một tổ chức nào đó được thành lập hợp pháp và được ủy quyền bởi tổ chức đó thì bạn mới được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Về hồ sơ đăng ký hoạt động bản đồ, bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau theo quy định tại Khoản 1, Điểu 12, Nghị định 45/2015/NĐ-CP:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn,hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, giấy tờ chứng minh về việc đóng bảo hiểm, bản khai quá trình công tác,
d) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn,
đ) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ về sở hữu thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ gồm chứng từ mua bán, thuê hoặc chuyển giao thiết bị, công nghệ.
Nếu như tổ chức của bạn là một trong các tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì bạn phải tiến hành việc nộp hồ sơ tại Cục Bản đồ và Đo đạc Việt Nam (Điểm a, Khoản 2, Điều 12, Nghị định 45/2015/NĐ-CP). Nếu như tổ chức của bạn không thuộc các đối tượng trên thì bạn phải tiến hành việc nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức của bạn có trụ sở chính (Điểm b, Khoản 2, Điều 12, Nghị định 45/2015/NĐ-CP).
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bản đồ và Đo đạc Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức của bạn có trụ sở chính lập biên bản thẩm định và lập biên bản thẩm định. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức (Điều 12, Nghị định 45/2015/NĐ-CP).
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.