Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được tuân theo các trình tự thủ tục luật định.
Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được tuân theo các trình tự thủ tục luật định.
Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là việc tổ chức cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản chuyển nhượng lại quyền đó cho một tổ chức cá nhân khác có đủ các điều kiện luật định.
Điều kiện chuyển nhượng khoáng sản được quy định tại điều 24 Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản như sau:
– Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản.
– Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản.
– Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản.
– Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khi thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện Luật định, tổ chức cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản theo trình tự thủ tục sau:
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
+ Tổ chức nhân đề nghị chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả-Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ trong thời gian không quá 02 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiến hành tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
– Bước 2: Thẩm định hồ sơ
+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị chuyển nhượng.
+ Trong thời gian không quá 30 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng.
– Bước 3: Trình hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép
+ Thời hạn thực hiện không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành công việc thẩm định hồ sơ theo quy định pháp luật.
+ Người có trách nhiệm thực hiện: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
+ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
>>> Luật sư
2. Thành phần hồ sơ
– Số lượng: 01 bộ
– Bản chính:
+ Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng.
+ Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng.
+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
– Bản chính và bản sao có chứng thực:
+ Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
3. Nghĩa vụ tài chính
Người được chuyển nhượng phải nộp lệ bằng 50% mức lệ phí tương ứng với các mức thu sau:
+ Đối với hoạt động thăm dò:
- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.
+ Đối với hoạt động khai thác: Mức thu được quy định tại Biểu mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Khai thác tận thu: Mức thu là 5.000.000 đồng/01giấy phép.