Thủ tục chuyển khẩu khi lấy chồng ngoài tỉnh đăng ký thường trú? Thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu?
Sau khi đăng ký kết hôn thì hai chủ thể sẽ trở thành vợ chồng hợp pháp với nhau thì sẽ về ở với nhau dưới một mái nhà. Tuy nhiên cả hai vợ chồng không bắt buộc phải nhập lại thành một hỏ khẩu. Những nếu theo nhu cầu thì vợ có thể chuyển hộ khẩu vào hộ khẩu của chồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc chuyển hộ khẩu khi lấy chồng ngoài tỉnh đăng ký thường trú? Và khi chuyển hộ khẩu thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì?
Dịch vụ Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013;
– Luật Cư trú 2020 ( Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021)
1. Thủ tục chuyển khẩu khi lấy chồng ngoài tỉnh đăng ký thường trú
Theo quy định tại Luật Cư trú 2006 đã hết hiệu lực thì việc chuyển hộ khẩu khi lấy chồng ngoài tỉnh thì sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 8 quy định về giấy chuyển hộ khẩu:
“1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.”
Như vậy có thể thấy được điều kiện để được đăng ký thường trú khi lấy chồng ngoài chỉnh đó là vợ về ở với chồng (theo tinh thần của Luật Cư trú 2020. Như vậy với câu hỏi trên thì khi lấy chồng, hoàn thành xong thủ tục kết hôn, trở thành vợ chồng hợp pháp thì bạn sẽ được đăng ký thường trú tại tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý (nghĩa là khi đăng ký thường trú ngoài tỉnh thì vợ phải được chồng- chủ hộ và cơ quan có thẩm quyền tại nơi đăng ký cho phép).
Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu:
+ Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh.
+ Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; (HK-02)
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản
+
+ Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
+ Giấy chuyển hộ khẩu
+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp
Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển hộ khẩu:
Bước 1: Người đăng ký chuyển hộ khẩu sẽ chuẩn bị những giấy tờ bên trên mà bài viết cung cấp nộp đến cơ quan đăng ký thường trú.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chuyển hộ khẩu , cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Người đã đăng ký thường trú ( chuyển hộ khẩu) mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2, Luật Cư trú 2013 quy định: “Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.”
Ngoài ra thì pháp luật không quy định bắt buộc rằng khai đã trở thành vợ chồng hợp pháp phải nhập hộ khẩu, nghĩa là vợ không nhất thiết phải chuyển khẩu vào hộ khẩu của chồng và ngược khải. Sau khi con được cấp giấy khai sinh thì sẽ thực hiện nhập khẩu cho con vào hộ khẩu của chồng hoặc vợ tùy vào sự thỏa thuận của hai người.
2. Thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu
Theo quy định của
Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu:
+ Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
+ Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
Thời gian thực hiện:
+ Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới.
+ Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.
Lưu ý: Nhà nước ta nghiêm cấm việc yêu cầu công dân phải có giấy đồng ý cho đăng ký thường trú của cơ quan Công an nơi chuyển đến mới cấp giấy chuyển hộ khẩu.
Các trường hợp không cấp giấy chuyển hộ khẩu:
+ Các trường hợp thuộc khoản 6, Điều 28, Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung:
– Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
– Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
– Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
– Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
+ Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 4,
– Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
– Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
– Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.