Hiện nay, nhập khẩu xe ô tô từ nước ngoài dưới dạng cho tặng tài sản diễn ra ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhập khẩu ô tô phải đảm bảo các điều kiện và hoàn tất các thủ tục khai báo bên cơ quan hải quan đã được quy định. Vậy thủ tục cho, tặng xe ô tô từ nước ngoài được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cá nhân có được nhập khẩu xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam thông qua việc tặng cho hay không?
Tặng cho tài sản là quyền cơ bản của công dân khi thực hiện các hoat động chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho. Thông thường hoạt động tặng cho được diễn ra với phạm vi trong nước, sẽ không khó khăn về vấn đề thủ tục nhưng đối với trường hợp tặng cho mà tài sản từ nước ngoài thì sẽ có nhiều vướng mắc. Liệu có phải đối tượng nào cũng có thể nhập khẩu ô tô từ nước ngoài về Việt Nam? Căn cứ Điều 2 Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/09/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi bởi Thông tư 45/2022/TT-BTC quy định về những đối tượng được phép nhập khẩu xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam, cụ thể:
– Những đối tượng là người Việt Nam định cư tại nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ một năm trở lên theo lời mời của cơ quan nhà nước Việt Nam;
– Phải kể đến trường hợp các chuyên gia nước ngoài tham gia quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA tại Việt Nam đảm bảo điều kiện được tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy quy định tại
– Bên cạnh đó tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy nếu những nội dung đã được ghi nhận trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;
– Việc nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại theo quy định của pháp luật có liên quan cũng có thể được áp dụng với các đối tượng khác;
– Pháp luật cũng cho phép cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại;
– Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu, nhập khẩu miễn thuế của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 điều này và xe ô tô nhập khẩu miễn thuế của đổi tượng quy định tại khoản 4;
Như vậy, cá nhân nhận tặng cho ô tô từ nước ngoài thuộc trường hợp nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại nên hoàn toàn có thể thực hiện việc nhập khẩu tuy nhiên phải thực hiện việc kê khai và nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định.
2. Thủ tục cho, tặng xe ô tô từ nước ngoài như thế nào?
2.1. Hồ sơ nhập khẩu xe được tặng cho từ nước ngoài:
– Cá nhân cần chuẩn bị giấy phép nhập khẩu xe ô tô để hoàn thiện thủ tục nhập khẩu: 02 bản chính;
– Cung cấp được vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
– Cùng với đó là tờ khai hàng hóa nhập khẩu (mẫu tờ khai này được ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu);
– Gửi kèm cùng giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô): 01 bản chính;
– Trong trường hợp mà người được tặng cho không thể tự mình thực hiện thủ tục này thì hoàn toàn có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác để làm thông qua việc lập
Lưu ý rằng:
+ Việc nhập khẩu ô tô về Việt Nam có thể tồn tại dưới dạng là nhập khẩu xe mới hoặc xe đã qua sử dụng. Nên trường hợp xe ô tô đã qua sử dụng thì nơi tiếp nhận tài sản về Việt Nam chỉ được thực hiện thông qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế sau: Cái Lân – Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, và Bà Rịa – Vũng Tàu (Nội dung được ghi nhận tại điểm 2 Mục III Thông tư liên tịch 03/2006);
+ Để có thể nhập khẩu xe ô tô thì phải trải qua quá trình kiểm tra về chất lượng, phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại các Trung tâm đăng kiểm thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam chỉ định theo nội dung hướng dẫn tại mục 8 và mục 13 Phần 5 của Quyết định số 50/2006/QĐ-TTgngày 07/03/2006 của Chính phủ v/v ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.
2.2. Thủ tục nhập khẩu ô tô tặng cho từ nước ngoài:
– Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu xe ô tô
Bước đầu tiên cá nhân cần thực hiện để nhập khẩu ô tô là hoàn tất hồ sơ giấy tờ đã được hướng dẫn trong bài viết. Sau đó là nộp toàn bộ cho Chi cục Hải quan cửa khẩu để cơ quan này xem xét đề nghị
– Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cục hải quan khi đã tiếp nhận hồ sơ thì thời gian thực hiện việc tiếp nhận và đánh giá tính hợp lệ của giấy tờ là thực hiện trong vòng 15 ngày kề từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Xác định được chính xác trường hợp được nhập khẩu ô tô về Việt Nam là thực hiện quyền cho tặng tài sản với loại hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Bước 3: Hoàn tất thủ tục Thông quan
Thông quan xe ô tô tặng cho là cả quá trình xem xét, hỗ trợ giải quyết giữa nhiều cơ quan tổ chức với nhau nên Chi cục Hải quan cửa khẩu chỉ thông quan khi đã tiếp nhận đầy đủ giấy tờ sau: khi có Giấy chứng nhận chất lượng đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô, xe gắn máy của cơ quan kiểm tra chất lượng.
Kết thúc thủ tục thông quan với các loại xe ô tô, xe mô tô, các lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xác nhận nội dung xe như: xe ô tô, xe mô tô nhập khẩu theo chế độ tài sản di chuyền. Dựa vào tờ khai hải quan giấy theo mẫu: HQ/2015/NK được quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC.
3. Nhận tặng cho ô tô từ nước ngoài thì có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Để có thể giải đáp thắc mắc này thì bạn đọc cần hiểu rõ những đối tượng phải chịu thuế mà theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH 2022 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng đã ghi nhận đầy đủ đối tượng chịu thuế, trong đó phải kể đến Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
Có thể thấy, xe ô tô nhận tặng cho vẫn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bên cạnh đó, những đối tượng không chịu thuế cũng đã được ghi nhận tại Điều 3
+ Việc nhập khẩu vào Việt Nam các loại hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh thì sẽ được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt;
+ Đồng thời, với những tài sản được xác định là quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thì cũng thuộc trường hợp này;
+ Bên cạnh đó, những quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật cũng được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Như vậy, việc nhập khẩu xe về Việt Nam thông qua tặng cho thuộc đối tượng không chịu thuế thu tiêu thụ đặc biệt, phải tuân theo quy định về định mức của pháp luật. Nếu vượt quá định mức quà tặng miễn thuế thì sẽ vẫn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH 2022 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
– Nghị định số 14/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thông tư 45/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 143/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại;
THAM KHẢO THÊM: