Quan hệ hôn nhân xác lập sẽ hình thành quan hệ về tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Vậy thủ tục cấp sổ đỏ cho riêng vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vợ/ chồng được đứng tên sổ đỏ riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
– Tài sản là một trong những quan hệ chi phối hôn nhân do pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định. Nhắc đến tài sản trong thời kỳ hôn nhân, người ta thường nhắc đến tài sản chung và tài sản riêng.
+ Tài sản chung là những tài sản được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản được hai vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
+ Tài sản riêng được hiểu là tài sản của các cá nhân, có trước thời kỳ hôn nhân. Hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ (hoặc chồng) được tặng cho riêng, được nhận thừa kế.
Thực tế, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tương đối phức tạp, bởi nó chịu sự tác động, ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố liên quan. Đồng thời, quan hệ hôn nhân là quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết, nên có những giá trị tài sản khó có thể đưa ra phân định và định giá tính hơn thua. Vậy nên, liên quan đến việc giải quyết, hay thực hiện các giao dịch pháp lý liên quan đến tài sản trong hôn nhân, sẽ có rất nhiều vấn đề đan xen, phát sinh xảy ra. Một trong số đó là vướng mắc trong việc phân định, định đoạt tài sản.
– Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, là vợ/ chồng được đứng tên sổ đỏ riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Câu trả lời là có. Tài sản trong thời kỳ hôn nhân bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Tài sản riêng là nguồn tài sản có được do được thừa kế, tặng cho riêng; hoặc nhận chuyển nhượng mà có chữ ký xác nhận tài sản riêng của vợ (hoặc chồng).
2. Thủ tục cấp sổ đỏ cho riêng vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân:
Đối với trường hợp sang tên sổ đỏ khi vợ (hoặc chồng) được chuyển nhượng, tặng cho.
– Bước 1: Thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên, và hợp đồng này sẽ được công chứng tại cơ quan công chứng.
Khi thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, người dân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (bên tặng cho và bên được tặng cho).
+ Giấy xác nhận tài sản riêng mà vợ (hoặc chồng) ký cho bên còn lại.
+ Các giấy tờ tùy thân của các bên tham gia: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
+ Trong trường hợp được nhận ủy quyền để thực hiện giao dịch thì cần phải có
Sau khi đảm bảo hoàn tất đầy đủ các hồ sơ nêu trên, cán bộ công chứng sẽ tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
– Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính.
Cá nhân thực hiện sang tên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài chính cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Hồ sơ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các cá nhân nộp lên cho cơ quan Nhà nước phải đảm bảo các loại giấy tờ cụ thể sau đây:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (đã được công chứng).
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
+ Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ.
+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên, cá nhân sẽ nộp hồ sơ lên văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
– Bước 4: Giải quyết và trả hồ sơ.
Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; sau đó sẽ thực hiện ác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Giấy chứng nhận.
Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả hồ sơ cho người dân.
Đối với trường hợp sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế:
– Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế.
– Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ.
+ Đơn đăng ký biến động.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận.
+ Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.
– Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Mẫu văn bản xác nhận tài sản riêng của vợ/ chồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
VĂN BẢN XÁC NHẬN
TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…., tại …
– Chúng tôi gồm:
Họ và tên chồng:…..
Sinh ngày: ……
Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân: ……..Ngày cấp…….nơi cấp…………
Hộ khẩu thường trú: ………..
Chỗ ở hiện tại:………
Họ và tên vợ: ……….
Sinh ngày: …….
Số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân:…Ngày cấp………nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại:………..
Vợ chồng chúng tôi đăng ký kết hôn theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số…….được ủy ban nhân dân xã……cấp ngày……..tháng…….năm……
Chúng tôi hiện là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật, Hôm nay, ngày…….tháng…… năm, hai vợ chồng chúng tôi cùng tự nguyện lập và ký văn bản xác nhận về tài sản riêng của vợ chồng theo những nội dung cụ thể dưới đây:
ĐIỀU 1
TÀI SẢN XÁC NHẬN
Tài sản xác nhận trong Văn bản là: ……….
ĐIỀU 2
NỘI DUNG XÁC NHẬN
Chúng tôi đồng ý: Ngay sau khi Văn bản này được công chứng, hai vợ chồng tôi được toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu/ sử dụng đối với tài sản nêu trên, theo quy định của Pháp luật.
ĐIỀU 3
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Những thông tin về nhân thân và tài sản nêu trong Văn bản này là đúng sự thật;
– Văn bản xác nhận tài sản này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào. Văn bản sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc lập văn bản này bị ép buộc, đe dọa, gian dối hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản;
ĐIỀU 4
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập và ký văn bản này;
2. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản này phải có sự thỏa thuận của cả hai bên và phải được công chứng tại…….;
3. Chúng tôi đã tự đọc toàn bộ văn bản, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;
4. Hiệu lực của văn bản này được tính từ thời điểm ký và công chứng.
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA GIAO KẾT
Chồng Vợ
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
…………..
4. Khi đứng tên sổ đỏ riêng, vợ/ chồng phải đóng những khoản thuế gì?
Khi đứng tên sổ đỏ riêng, vợ/ chồng phải đóng những khoản thuế sau đây:
– Thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân sẽ do người chuyển nhượng (người nhận tặng cho) nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền khi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Một điểm cần lưu ý rằng, hợp đồng tặng cho được diễn ra giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì sẽ không mất thuế thu nhập cá nhân.
– Lệ phí trước bạ: Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.
– Phí thẩm định hồ sơ: Thông thường, phí thẩm định hồ sơ sẽ do người mua nộp. Tuy nhiên, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về người nộp thuế.
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng này sẽ phụ thuộc vào từng địa phương nơi có bất động sản được chuyển nhượng mà lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ khác nhau.
Trên đây là các khoản thuế phí cơ bản nhất mà người dân phải đảm bảo thực hiện đóng cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;
Luật hôn nhân và gia đình 2014.