Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài? Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài?
Những hình ảnh người nước ngoài sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn của nước ta là rất phổ biến, bởi vì nước ta đang là nước có nền kinh tế phát triển nên việc thu hút lao động và vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế là rất cần thiết. Nhưng không phải thế mà lao động là người nước ngoài có thể tự do vào nước ta để đi làm. Mà khi người nước ngoài muốn được làm việc ở Việt Nam thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định về vấn đề này. Một trong các điều kiện đó là người lao động nước ngoài cần phải được cấp giấy phép lao động thì mới có thể làm việc được ở nước ta.
Vậy trong một số trường hợp mà người lao động là người nước ngoài không may làm mất, làm hỏng, rách, hay có sự thay đổi về danh tính thì người này có được cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài hay không? và thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài có nội dung như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
–
1. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trên cơ sở quy định của pháp luật lao động hiện hành thì giấy phép lao động được xác định là một dạng văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Bên cạnh đó thì giấy phép lao động còn có công dụng khác ngoài việc được lao động ở Việt Nam thì còn có tác dụng dùng để xin thẻ tạm trú 2 năm tại Việt Nam. Chính vì vậy mà giấy phép lao động được xác định là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với những người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam, bởi vì theo quy định tại Điều 31
– Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất theo quy định tại
– Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực có thể bị phạt tiền lên tới 75.000.000 đồng tùy vào số lượng lao động liên quan.
Như vậy, để người lao động là người nước ngoài để không phải bị xử phạt các hành vi vi phạm hành chính và những hậu quả liên đới như đã được nêu ra ở trên, thì các công ty sử dụng lao động nước ngoài nhất định phải hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép lao động trước khi người nước ngoài bắt đầu làm việc tại công ty. Sau khi đã được cấp giấy phép lao động mà người nước ngoài không cất giữ cẩn thậm mà gây ra thiệt hại đối với giấy phép lao động này thì muốn được cấp lại người lao động nước ngoài cần phải thuộc các trường hợp quy định tại Điều 12, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, ở quy định này thì ba đối tượng sau đây sẽ được xem xét cấp lại giấy phép lao động:
Điều 12. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
3. Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Từ quy định được nêu ra ở trên, có thể thấy rằng đối với trường hợp người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ một số trường hợp đặc biệt. Chính vì vậy mà việc người lao động nước ngoài này phải thực hiện việc bảo quản, giữ gìn loại giấy phép này càng trở nên quan trọng, nhưng trong một trường hợp không mong muốn mà giấy phép lao động của người này không thể sử dụng được nữa thì người lao động chỉ được cấp lai giấy phép lao động trong các trường hợp:
Thứ nhất, Theo như quy định tại Điều 12 Nghị Định này thì giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp giấy phép lao động được cấp trong trường hợp đặc biệt sau:
+ Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;
+ Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;
+ Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động.
Thứ hai, người lao động nước ngoài cấp lại giấy phép lao động mới khi giấy phép lao động hiện tại còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài hay nói cách khác theo như quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì quy định về các trường hợp người nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động khi người lao động làm mất, rách, hư hỏng,.. thì sẽ thuộc vào diện dược cấp lại và cần phải thực hiện theo như trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm 4 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thông báo cho người sử dụng lao động
Sau khi phát hiện mất giấy phép lao động, giấy phép lao động bị hỏng, hoặc thay đổi thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp hộ chiếu, địa điểm làm việc so với giấy phép lao động đang sử dụng, người lao động phải báo cáo cho người sử dụng lao động cũng như thực hiện các công việc cần thiết khác, ví dụ như xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp mất giấy phép lao động.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động
Trong bước này, người sử dụng lao động cùng người lao động sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ để xin cấp lại giấy phép lao động, người sử dụng lao động cùng lao động nước ngoài sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Mẫu Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định Mẫu số 11/PLI (Bản gốc).
– 02 ảnh màu 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Bản gốc hoặc bản sao y công chứng).
– Văn bản chứng minh lý do xin cấp lại giấy phép lao động, đó là:
+ Nếu xin cấp lại giấy phép lao động bị mất: Xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú (bản gốc hoặc sao y công chứng); hoặc Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt, trừ khi được miễn hợp pháp hóa lãnh sự);
+ Giấy tờ chứng minh về việc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động (bản gốc hoặc sao y công chứng nếu là giấy tờ của Việt Nam, bản hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt nếu là giấy tờ do nước ngoài cấp trừ khi được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
Bước 3. Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Bồ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động sẽ được nộp lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở lao động, Thương binh và Xã hội cấp tỉnh đã cấp giấy phép lao động bị mất, hỏng, hoặc bị thay đổi thông tin.
Bước 4. Nhận kết quả
Người sử dụng lao động sẽ nhận được giấy phép lao động được cấp lại hoặc văn bản từ chối cấp lại kèm theo lý do trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Trên đây là toàn bộ thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động. Điều này được quy định rõ ràng tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Như vậy, để người lao động là người nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động khi đã thuộc các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động như đã được tác giả nêu ở mục 1 thì cần phải thực hiện theo đầy đủ các bước như đã được nêu ở trên. Bên cạnh đó, thì khi lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài thì đối tường cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo như bước 2 bao gồm bốn loại giấy tờ theo như quy định của pháp luật hiện hành.