Các điều kiện và hồ sơ, quy trình thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao được quy định rất chặt chẽ tại Thông tư số 27/2013/TT-BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ. Dưới đây là thủ tục cấp chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, mời bạn đọc cùng theo dõi:
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu Biểu B1a-TCCSUT; Biểu B1b-CNCSUT).
– Quyết định thành lập và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận tổ chức khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: bản chứng thực.
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị đối với cá nhân: bản chứng thực.
– Thuyết minh về năng lực cửa cơ sở ươm tạo công nghệ cao.
– Lý lịch khoa học của chuyên gia tư vấn có hợp đồng dài hạn với cơ sở ươm tạo công nghệ cao.
– Danh sách các chuyên gia tư vấn.
– Văn bản cam kết và giải trình khả năng huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học.
– Văn bản chứng minh năng lực về nhân lực, trang thiết bị, máy móc của cơ sở ươm tạo công nghệ cao.
– Văn bản chứng minh hợp tác, liên kết của cơ sở ươm tạo công nghệ cao với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao trong nước và ngoài nước.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ để được xin Giấy chứng nhận.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Văn phòng Chứng nhận phải có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho tổ chức, cá nhân trong vòng 05 ngày làm việc.
– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa hồ sơ và gửi lại Văn phòng Chứng nhận trong vòng 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Văn phòng Chứng nhận có văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận gửi cho tổ chức, cá nhân nếu như quá thời hạn yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cá nhân, tổ chức không thực hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Văn phòng Chứng nhận tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan nếu như thấy cần thiết. Thời gian giải quyết là trong vòng 20 ngày làm việc.
Bước 4: Thực hiện thẩm định hồ sơ:
Văn phòng Chứng nhận có trách nhiệm tổ chức thẩm định trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ hoặc kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan.
Tại bước này, Văn phòng Chứng nhận tổ chức đi kiểm tra thực tế cơ sở vật chất – kỹ thuật, nhân lực và năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Bước 5: Văn phòng Chứng nhận có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận và gửi cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn là 15 ngày làm việc tính từ ngày có biên bản kết luận thẩm định.
2. Điều kiện đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao:
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số
– Công nghệ được ươm tạo trong cơ sở ươm tạo công nghệ cao phải thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.
– Đối với doanh nghiệp được ươm tạo trong cơ sở ươm tạo công nghệ cao phải là doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
– Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật:
+ Đảm bảo có địa điểm để đặt trụ sở gắn kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu như trường đại học, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao.
+ Diện tích địa điểm đảm bảo đủ cung cấp cho ít nhất 10 dự án ươm tạo đồng thời.
+ Điều kiện đối với phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử nghiệm: phải được trang bị các thiết bị thiết yếu nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm.
+ Điều kiện đối với phòng hội thảo: phải chứa tối thiểu là 25 người, đảm bảo trang bị đủ các thiết bị hiện đại phù hợp sử dụng tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế, cũng như sử dụng làm phòng họp, làm việc nhóm.
+ Đảm bảo phải có dịch vụ tra cứu cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế, gắn kết với các địa chỉ tra cứu cơ sở dữ liệu (như VISTA của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia).
+ Đảm bảo có thiết bị văn phòng dùng chung.
– Điều kiện đối với đội ngũ quản lý:
+ Trình độ học vấn: có chứng chỉ đào tạo về quản lý ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, quản lý khoa học và công nghệ.
+ Kinh nghiệm: về quản lý liên quan đến hoạt động ươm tạo.
– Điều kiện đối với đội ngũ chuyên gia tư vấn:
+ Phải đảm bảo có chuyên gia tư vấn có hợp đồng tư vấn dài hạn với cơ sở ươm tạo công nghệ cao trong mỗi lĩnh vực công nghệ ươm tạo, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing tối thiểu là 01 chuyên gia.
– Có
3. Mẫu Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao:
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ CAO, ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Số chứng nhận: …../CSUTCNC
– Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
– Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Căn cứ Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
– Căn cứ Quyết định số 55/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao;
– Căn cứ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
CHỨNG NHẬN
Tên cơ sở ươm tạo công nghệ cao:
Tên viết tắt:
Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có):
Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (đối với tổ chức); Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân) số…………. ngày cấp……. nơi cấp………….
Địa chỉ đặt trụ sở cơ sở ươm tạo công nghệ cao:
Là cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và đã được đăng ký vào sổ đăng ký tại Văn phòng Chứng nhận, Bộ Khoa học và Công nghệ
Số đăng ký:……… /ĐK-VPCN; Quyển số:……..; ngày……. tháng……. năm…….
Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
| …., ngày …tháng… năm……. |
Mặt sau Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
QUY ĐỊNH SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ CAO, ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Cơ sở ươm tạo công nghệ cao được cấp Giấy chứng nhận phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định sau:
1. Xuất trình Giấy chứng nhận khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa nội dung trong Giấy chứng nhận.
3. Nghiêm cấm cho mượn, thuê Giấy chứng nhận.
4. Phải làm thủ tục thay đổi, bổ sung tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận khi có thay đổi, bổ sung một trong các thông tin ghi trong Giấy chứng nhận.
THAM KHẢO THÊM: