Một số quy định của pháp luật về nhóm tội phạm công nghệ cao trong "Bộ luật hình sự 2015" sửa đổi, bổ sung năm 2009.
“Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tiếp cận dưới góc độ tội phạm công nghệ cao chỉ là tội phạm được thực hiện và gây hậu quả trên môi trường ảo, thế giới ảo do thành tựu của khoa học công nghệ tin học đem lại và nó hoàn toàn khác với
“Bộ luật hình sự 2015” có sửa đổi, bổ sung các tội danh có liên quan đến máy tính, mạng máy tính, gồm các điều:
+) Điều 224: Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
+) Điều 225: Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
+) Điều 226: Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
+) Điều 226a: Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác.
+) Điều 226b: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Để áp dụng một cách thống nhất các quy định bổ sung của “Bộ luật hình sự 2015” đối với các tội phạm về công nghệ thông tin, đặc biệt là đối với các hành vi mới được tội phạm hóa thành hai tội độc lập quy định tại Điều 226a và 226b, Liên bộ Bộ Công an – Bộ quốc phòng – Bộ Tư Pháp – Bộ Thông tin và truyền thông – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/09/2012 Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội huỷ hoại tài sản
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung “Bộ luật hình sự năm 2015” cũng chưa thể bảo đảm quy định hết các hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan đến tội phạm máy tính, tội phạm mạng máy tính.
Để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm công nghệ cao, ngoài việc sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng cũng cần tính tới việc xây dựng Luật phòng, chống tội phạm công nghệ cao để điều chỉnh tập trung, thống nhất về công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh này.
Xem thêm: Cấu thành tội phạm, mức hình phạt tù đối với tội vu khống