Thủ trưởng cơ quan có quyền giải quyết cho giáo viên tạm nghỉ dạy không? Thủ tục xin nghỉ một năm không hưởng lương của giáo viên.
Thủ trưởng cơ quan có quyền giải quyết cho giáo viên tạm nghỉ dạy không? Thủ tục xin nghỉ một năm không hưởng lương của giáo viên.
Tóm tắt câu hỏi:
Trường tôi có một cô giáo xin tạm nghỉ dạy năm học 2017 -2018 vì lý do gia đình khó khăn ( chồng mất , con nhỏ, mẹ chồng bệnh ,mẹ ruột cũng bệnh) vậy theo luật lao động, luật viên chức , là thủ trưởng cơ quan tôi có thể giải quyết được không, trân trọng.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn nêu trường bạn có một cô giáo xin tạm nghỉ dạy năm học 2017 – 2018 vì lý do gia đình khó khăn. Và bạn là thủ trưởng cơ quan thì bạn vẫn có thể giải quyết. Tuy nhiên, do bạn không nói rõ là giáo viên đó đang làm việc theo hợp đồng hay là viên chức nên có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1, Giáo viên kia là viên chức. Theo quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010 thì quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
– Một, giáo viên được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
– Hai, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Ba, được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, theo quy định trên để được nghỉ không lương thì giáo viên phải trình bày lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người đó đang làm việc. Ở đây, giáo viên kia có lý do chính đáng là chồng mất, con nhỏ, mẹ chồng và mẹ ruột đều bệnh. Do đó, với vai trò là thủ trưởng cơ quan, bạn xem xét các lý do của giáo viên kia và quyết định đồng ý hay không. Nếu bạn thấy việc giáo viên kia tạm nghỉ dạy là hợp lý thì bạn đồng ý cho giáo viên kia nghỉ không hưởng lương.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về việc nghỉ không hưởng lương của giáo viên: 1900.6568
Trường hợp 2, Giáo viên làm việc theo
"Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương."
Do đó, trong trường hợp này nếu chồng giáo viên kia mất thì giáo viên đó được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Còn đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương. Điều này có nghĩa là thời gian nghỉ không hưởng lương hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bởi vậy, nếu giáo viên kia xin tạm nghỉ dạy 1 năm thì với vai trò là người sử dụng lao động bạn có quyền xem xét để cho giáo viên nghỉ làm 1 năm không hưởng lương.
Tóm lại, việc giáo viên kia có được tạm nghỉ dạy 1 năm hay không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của bạn. Chính vì thế, bạn kiểm tra lý do mà giáo viên có hợp lý có cần thiết hay không để đưa ra quyết định chính xác.