Nghề freelancer là dạng làm việc tự do, người làm việc không gắn bó với một tổ chức hoặc công ty cụ thể, mà thay vào đó họ làm việc dựa trên các dự án cụ thể hoặc theo yêu cầu từ các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau. Các freelancer thường có kiến thức chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực của họ và có thể làm việc từ xa hoặc tại nhà với sự linh hoạt cao.
Mục lục bài viết
1. Nghề freelancer là gì?
Freelancer, hay còn gọi là những người làm việc tự do, là những người được trả tiền để thực hiện công việc cho khách hàng, chủ dự án mà không có sự ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc. Đúng như tính chất “free” của công việc, nghề freelancer cho phép những người làm việc tự do được phép làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng một lúc, miễn là hoàn thành công việc theo đúng tiến độ, đúng “deadline”. Trở thành một freelancer cho phép cá nhân tiếp nhận công việc theo cách bản thân thấy phù hợp, cho phép tự thiết lập tốc độ hoàn thành dự án của riêng mình và đưa ra tất cả các quyết định về cách hoàn thành công việc.
Có rất nhiều công việc freelance khác nhau, tuỳ thuộc vào chuyên môn và sở thích của cá nhân. Hình thức làm việc tự do có thể được tìm thấy trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ viết lách, dạy kèm cho đến IT hay marketing. Người làm nghề tự do cũng có thể được gọi là nhà thầu độc lập hoặc người lao động hợp đồng tùy thuộc vào lĩnh vực của họ.
Một số freelancer có thể là những nhân viên được tuyển dụng toàn thời gian và coi công việc tự do của họ là một công việc phụ, trong khi những người khác có đủ hợp đồng hoặc khách hàng bên ngoài để biến công việc freelance thành công việc toàn thời gian của họ. Làm việc tự do mang lại nhiều sự linh hoạt, nhưng nó cũng có thể đi kèm với rất nhiều công việc.
2. Thu nhập từ nghề freelancer có bị tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC năm 2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và
Theo đó, khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
Theo đó, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Theo quy định phía trên, tổ chức và cá nhân sử dụng lao động trả tiền công hoặc thù lao cho người làm việc tự do sẽ phải khấu trừ 10% từ tổng thu nhập trước khi chi trả, để đóng thuế thu nhập cá nhân cho người làm việc tự do.
Trong trường hợp người làm việc tự do chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ đã nêu, và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh không đạt đến mức phải nộp thuế, người làm việc tự do có thể cam kết gửi tổ chức trả lương để tổ chức này sử dụng làm căn cứ tạm thời cho việc không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
3. Là freelancer có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2
Theo đó, đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành đã nêu phía trên.
Vì tính chất linh động và tự do công việc của các freelancer, nhận tiền để hoàn thành công việc mà không chịu sự ràng buộc, giám sát, quản lý của bên sử dụng lao động, chính vì vậy thường thì các freelancer sẽ không ký hợp đồng lao động mà chỉ ký hợp đồng dịch vụ. Cho nên người làm freelancer không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nhưng nếu có nhu cầu muốn tham gia bảo hiểm thì người làm công việc tự do (freelancer) có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để bảo vệ quyền lợi về lâu dài cho bản thân mình.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC năm 2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội
THAM KHẢO THÊM: