Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thu nhập nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân? Thu nhập thời vụ có phải nộp thuế không?
Nhằm điều tiết thu nhập của các thành phần xã hội cũng như nhằm các mục đích kinh tế, xã hội khác mà pháp luật nước đã quy định về thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân được đánh trên các thu nhập theo quy định của pháp luật chứ không phải thu nhập nào của cá nhân cũng phải chịu thuế. Vậy những loại thu nhập phải chịu thuế, thu nhập thời vụ có phải chịu thuế không,… Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ trả lời những câu hỏi đó.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý
–
– Nghị quyết số: 954/2020/UBTVQH14 ngày 2 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban thường vụ quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập nói chung là tên gọi cho những loại thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước với mục đích tạp nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân ra đời xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội, từ nhu cầu tài chính của Nhà nước. Đồng thời thuế thu nhập cá nhân còn là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội.
Từ đó, có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào ngân sách nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, tức là loại thuế mà chủ thể nộp thuế đồng thời là chủ thể gánh chịu thuế, nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ mất một phần thu nhập của chính mình về thuế. Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu bởi cá nhân có thu nhập chịu thuế là người nộp thuế được tiến hành từ việc khấu trừ trực tiếp thu nhập của cá nhân đó mà không thông quan hành vi tiêu dùng hoặc chủ thể trung gian khác.
Thuế thu nhập cá nhân có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân. Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc và tiêu chí phân loại. Mục đích của việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ thế hành thu hiệu quả.
Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần. Thuế suất lũy tiến từng phần được hiểu là việc áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế. Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân chủ yếu áp dụng thuế suất lũy tiến đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương và thu nhập từ kinh doanh.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp, do các thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế thường xuyên thay đổi theo từng biến độ của nền kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ.
2. Thu nhập nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
Trong Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 quy định về các thu nhập chịu thuế bao gồm:
– Thu nhập từ kinh doanh
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công
– Thu nhập từ đầu tư vốn
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
– Thu nhập từ trúng thưởng
– Thu nhập từ bản quyền
– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
– Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
– Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
3. Thu nhập thời vụ có phải nộp thuế không?
Thu nhập thời vụ được hiểu là những khoản thu nhập không có tính chất thường xuyên, liên tục, mà cá nhân chỉ có những thu nhập này khi lao động thời vụ. Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 không quy định về hợp đồng lao động theo thời vụ như theo quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012, tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019:
“b)
Từ quy định trên, thì có thể hiểu luật năm 2019 không giới hạn về thời hạn tối thiểu để ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn, do vậy, người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận về thời gian làm việc ngắn theo thời vụ mà người sử dụng lao động có nhu cầu trong hợp đồng lao động.
Vì khoản thu nhập của người lao động khi làm việc theo thời vụ cũng có tính chất là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công nên thu nhập của người lao động làm việc theo thời vụ vẫn thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. Do vậy, có thể hiểu thu nhập thời vụ có phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trong thông tư số 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC; Thông tư số 25/2018/TT-BTC quy định về các thu nhập chịu thuế bao gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp không được tính thuế như trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng hoặc một lần với người có công; Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm ; Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;….
– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức
– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ một số khoản tiền thưởng đi kèm như tiền thường kèm theo các danh hiệu được phong tặng, tiền thưởng đi kèm giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế; thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận; thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật…
– Và không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản được quy định tại điểm g, Khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 111/2013/TT- BTC ví dụ như các khoản hỗ trợ về việc khám chữa bệnh hiểm nghèo, tiền nhận được khi sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan Nhà nước, khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ; khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động; khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ; khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động,…
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản:
– Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định pháp luật; các khoản đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
– Các khoản giảm trừ gia cảnh, tức là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Trong đó, khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm), cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng (Điều 1 Nghị quyết số: 954/2020/UBTVQH14 ngày 2 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban thường vụ quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân)
– Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.)
Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1, quy định về khấu trừ thuế thì khi chi trả thu nhập cho người lao động ký hợp đồng thời vụ cần phải chú ý những điểm sau:
– Đối với người lao động cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì người sử dụng lao động trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
– Đối với người lao động là cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Đối với người lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì người sử dụng lao động căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần hoặc theo Biểu thuế toàn phần.