Thông tư số 23/2010/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng để thực hiện việc thanh toán và quyết toán bằng đồng Việt Nam.
THÔNG TƯ
Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;
Căn cứ Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng để thực hiện việc thanh toán và quyết toán giữa các đơn vị tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng như sau:
MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng để thực hiện việc thanh toán và quyết toán bằng đồng Việt Nam giữa các đơn vị tham gia Hệ thống Thanh toán này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thanh toán điện tử liên ngân hàng (viết tắt là TTLNH) là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện Lệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính.
2. Thành viên trực tiếp (viết tắt là thành viên) là đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được Ban điều hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho phép kết nối trực tiếp tham gia Hệ thống TTLNH.
3. Đơn vị thành viên trực tiếp (viết tắt là đơn vị thành viên) là tổ chức trực thuộc thành viên và được Ban điều hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho phép kết nối trực tiếp tham gia Hệ thống TTLNH theo đề nghị của thành viên.
4. Thành viên gián tiếp là tổ chức có mở tài khoản tại thành viên trực tiếp, thực hiện thanh toán thông qua thành viên trực tiếp Hệ thống TTLNH.
5. Lệnh thanh toán là một tin điện do đơn vị thành viên lập và sử dụng để thực hiện một giao dịch thanh toán trong Hệ thống TTLNH. Lệnh thanh toán có thể là một Lệnh thanh toán Có hoặc một Lệnh thanh toán Nợ.
6. Lệnh thanh toán Có là Lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát lệnh tại đơn vị khởi tạo lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có cho tài khoản của người nhận lệnh tại đơn vị nhận lệnh khoản tiền đó.
7. Lệnh thanh toán Nợ là Lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận lệnh mở tại đơn vị nhận lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có cho tài khoản của người phát lệnh mở tại đơn vị khởi tạo lệnh khoản tiền đó.
8. Lệnh thanh toán khẩn là Lệnh thanh toán giá trị thấp nhưng được khách hàng yêu cầu chuyển khẩn.
9. Lệnh thanh toán giá trị cao là Lệnh thanh toán với số tiền bằng hoặc lớn hơn mức quy định về thanh toán giá trị cao hoặc Lệnh thanh toán khẩn.
10. Lệnh thanh toán giá trị thấp là Lệnh thanh toán với số tiền dưới mức quy định về thanh toán giá trị cao.
11. Người phát lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân phát Lệnh thanh toán.
12. Người nhận lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân nhận Lệnh thanh toán.
13. Đơn vị khởi tạo Lệnh thanh toán (viết tắt là đơn vị khởi tạo lệnh) là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt cho người phát lệnh lập và xử lý một Lệnh thanh toán (đi).
14. Đơn vị nhận Lệnh thanh toán (viết tắt là đơn vị nhận lệnh) là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt người nhận lệnh nhận và xử lý Lệnh thanh toán (đến).
15. Tin điện là thông tin điện tử thể hiện nội dung của Lệnh thanh toán hay thông báo liên quan đến giao dịch thanh toán cần thực hiện và được truyền qua mạng máy tính giữa các đơn vị tham gia Hệ thống TTLNH.
16. Xác nhận tin điện là thông tin điện tử nhằm xác nhận tình trạng của các Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTLNH.
17. Quyết toán là việc xác định và thanh toán giá trị cuối cùng giữa các thành viên liên quan để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.
18. Quyết toán tổng tức thời là việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các thành viên hoặc đơn vị thành viên trên cơ sở xử lý quyết toán tức thời từng Lệnh thanh toán.
19. Quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp (gọi tắt là quyết toán bù trừ) là việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các bên tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp sau khi đã cân đối giữa tổng các khoản phải thu và các khoản phải trả.
20. Hạn mức nợ ròng là mức giá trị tối đa quy định cho các giao dịch thanh toán giá trị thấp được tham gia quyết toán bù trừ.
21. Người sử dụng là người vận hành chương trình phần mềm TTLNH theo nhiệm vụ được phân công.
Điều 3. Các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống TTLNH
1. Hệ thống TTLNH là hệ thống tổng thể gồm: Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp và Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán.
2. Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán giá trị cao và thanh toán khẩn.
3. Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện thanh toán các khoản thanh toán giá trị thấp.
4. Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện kiểm tra, hạch toán Lệnh thanh toán giá trị cao và xử lý kết quả thanh toán giá trị thấp.
5. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia – NPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Cục Công nghệ tin học để thực hiện các chức năng của Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp, Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán, và kiểm tra hệ thống.
6. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng – BNPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) để thực hiện chức năng dự phòng thảm họa cho Trung tâm Xử lý Quốc gia.
7. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng khu vực (viết tắt là Trung tâm Xử lý khu vực – RPC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (viết tắt là Sở Giao dịch) để thực hiện một số chức năng của Hệ thống TTLNH đối với các thành viên, đơn vị thành viên trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt RPC và các tỉnh, thành phố khác có kết nối vào RPC.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 4. Chứng từ sử dụng trong TTLNH
1. Cơ sở để lập Lệnh thanh toán là các chứng từ sử dụng trong TTLNH theo chế độ hiện hành.
2. Chứng từ sử dụng trong TTLNH là Lệnh thanh toán bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử.
3. Lệnh thanh toán phải được lập theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu và đủ số liên (nếu là chứng từ giấy) theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Các tài khoản được sử dụng trong Hệ thống TTLNH
1. Các tài khoản sử dụng trong Hệ thống TTLNH:
a) Tài khoản tiền gửi thanh toán của các thành viên;
b) Tài khoản thanh toán bù trừ;
c) Tài khoản thu hộ, chi hộ;
d) Tài khoản thích hợp khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Đối với thành viên
a) Tại Hội sở chính sử dụng các tài khoản:
– Tài khoản thu hộ, chi hộ (mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị thành viên của mình có tham gia Hệ thống TTLNH);
– Tài khoản thanh toán bù trừ;
– Các tài khoản thích hợp khác liên quan (Tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, các tài khoản nội bộ khác);
– Đối với các thành viên không có các chi nhánh thì không phải mở Tài khoản thu hộ, chi hộ.
b) Tại các đơn vị thành viên sử dụng các tài khoản:
– Tài khoản thu hộ, chi hộ (mở tài khoản chi tiết thanh toán với Hội sở chính);
– Tài khoản thanh toán bù trừ;
– Tài khoản tiền gửi thanh toán;
– Các tài khoản thích hợp khác liên quan (tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, các tài khoản nội bộ khác).
3. Đối với Trung tâm Xử lý Quốc gia sử dụng các tài khoản:
a) Tài khoản tiền gửi thanh toán của các thành viên tham gia Hệ thống TTLNH;
b) Tài khoản thanh toán bù trừ;
c) Tài khoản thích hợp khác.
Điều 6. Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH
1. Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH xử lý các khoản thanh toán Nợ dưới đây của nội bộ hệ thống Ngân hàng Nhà nước và được mặc nhiên coi là thanh toán Nợ có ủy quyền (không cần hợp đồng ủy quyền trước):
a) Điều chuyển tiền mặt giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước với nhau;
b) Chuyển số chênh lệch thiếu (số tiền kiểm đếm thực tế nhỏ hơn số tiền ghi trên chứng từ) khi điều chuyển tiền mặt giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước theo biên bản kết quả kiểm đếm của Hội đồng kiểm đếm;
c) Đòi tiền nhượng giấy tờ in quan trọng giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước;
d) Thanh toán mua hộ ngoại tệ cho các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước;
đ) Chuyển số chênh lệch thu nhỏ hơn chi của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước về Sở Giao dịch sau khi quyết toán được duyệt;
e) Thanh toán các loại giấy tờ có giá khi đến hạn;
g) Thanh toán Nợ trong các trường hợp từ chối chấp nhận Lệnh thanh toán Nợ và chuyển tiêu số liệu quyết toán chuyển tiền;
h) Thanh toán các khoản Nợ về tạm ứng phải có văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị Ngân hàng Nhà nước nhận Nợ trong phạm vi chế độ tạm ứng cho phép.
i) Thanh toán kết quả tất toán tài khoản các khoản phải thu/phải trả của chi nhánh Tổ chức tín dụng mở tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Thanh toán Nợ giữa các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có hợp đồng ủy quyền trước và được Ban điều hành Hệ thống TTLNH (sau đây gọi tắt là Ban điều hành) chấp thuận.
3. Thanh toán Nợ giữa các thành viên là đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.