Thông tư liên tịch 08/2013/TTLT-BCA-BNG ngày 20 tháng 08 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BCA-BNG.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 08/2009/TTLT/BCA-BNG HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG VÀ GIẤY THÔNG HÀNH CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT/BCA-BNG ngày 06/10/2009 của Bộ Công an – Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 và Nghị định số
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT/BCA-BNG
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:
“3. Giấy tờ dùng làm căn cứ để cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu, cấp giấy thông hành là một trong những giấy tờ sau:
a) Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (loại có ảnh) theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch ban hành qua các thời kỳ;
b) Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam hiện ở nước ngoài do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp còn giá trị (mẫu X04 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Giấy tờ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân còn giá trị, có ghi đầy đủ yếu tố nhân thân và ảnh. Yếu tố nhân thân của một người bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, quốc tịch của người đó.
Các giấy tờ trên nếu đã hết giá trị hoặc không có ảnh thì chỉ dùng tham khảo để làm căn cứ cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu, cấp giấy thông hành.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:
“1. Đối với trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu
a) Hồ sơ 01 bộ gồm:
– 01 tờ khai theo mẫu X02 ban hành kèm theo Thông tư này;
– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6cm, phông nền màu trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;
– Bản sao giấy tờ làm căn cứ để cấp hộ chiếu được quy định tại khoản 3 Điều 1 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
– Trẻ em dưới 14 tuổi đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp thêm 01 bản sao giấy khai sinh. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Tờ khai do cha, mẹ khai và ký thay; nếu do cha, mẹ nuôi hoặc người giám hộ khai và ký thay thì xuất trình giấy tờ chứng minh là cha, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
– Trường hợp cha hoặc mẹ đề nghị cấp chung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ thì khai chung vào tờ khai của cha hoặc mẹ, nộp 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm của trẻ em đó và giấy tờ kèm theo như trường hợp trẻ em đề nghị cấp riêng hộ chiếu; không cấp chung vào hộ chiếu của người giám hộ.
b) Việc giải quyết của cơ quan đại diện Việt Nam:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam quyết định cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị.
– Trường hợp hồ sơ chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu thì cơ quan đại diện Việt Nam yêu cầu người đó khai báo cụ thể các yếu tố nhân sự và các thông tin liên quan hỗ trợ cho việc xác định: địa chỉ trường trú hoặc tạm trú ở trong nước trước khi xuất cảnh, chi tiết giấy tờ xuất nhập cảnh (loại giấy, số ngày và cơ quan cấp), thân nhân ở Việt Nam; nộp giấy tờ chứng minh thông tin liên quan nêu trên (nếu có) và gửi hồ sơ về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để đề nghị Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp và Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xác minh.
– Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm trả lời kết quả xác minh bằng văn bản cho Cục Lãnh sự.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Cục Lãnh sự có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giải quyết.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của Cục Lãnh sự, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét việc cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị.
Sau 45 ngày làm việc kể từ ngày gửi đề nghị xác minh nhưng không nhận được trả lời của Cục Lãnh sự, người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam xem xét, quyết định việc cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 như sau:
“2. Cấp lại hộ chiếu (do bị mất, bị hư hỏng, còn thời hạn cần cấp lại), tách trẻ em trong hộ chiếu của cha hoặc mẹ để cấp riêng hộ chiếu.
a) Hồ sơ 01 bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này và các giấy tờ sau:
– Trường hợp hộ chiếu bị mất thì nộp đơn trình báo mất hộ chiếu (có xác nhận của chính quyền nước sở tại);
– Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn thì nộp hộ chiếu đó;
– Trường hợp đề nghị tách trẻ em trong hộ chiếu của cha hoặc mẹ để cấp riêng hộ chiếu thì nộp hộ chiếu, tờ khai do cha hoặc mẹ khai, ký thay. Nếu cha hoặc mẹ đề nghị cấp lại hộ chiếu thì nộp thêm 01 tờ khai (mẫu X02) và 02 ảnh cỡ 4 x 6cm của cha hoặc mẹ.
b) Việc giải quyết của cơ quan đại diện Việt Nam:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam quyết định cấp lại hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị.
– Trường hợp tách trẻ em trong hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì sau khi cấp hộ chiếu cho trẻ em, cơ quan đại diện Việt Nam bị chú bằng hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) vào một trong các trang 6, 7 hoặc 8 của hộ chiếu của cha hoặc mẹ với nội dung: “Xóa tên trẻ em… tại trang 4 hộ chiếu này”.
– Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng, còn thời hạn cần cấp lại, tách trẻ em mà cấp lại hộ chiếu cho cha hoặc mẹ thì sau khi cấp hộ chiếu mới, cơ quan đại diện Việt Nam chụp trang thân nhân hộ chiếu cũ để lưu hồ sơ và thực hiện việc đục lỗ (về bên phải, phía dưới, từ trang 1 đến trang 24 của hộ chiếu, trừ trang có thị thực hoặc giấy phép cư trú còn giá trị của nước ngoài cấp) và trả lại cho người đề nghị.
– Trường hợp hồ sơ không đủ căn cứ cấp lại hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam yêu cầu người đó khai báo rõ ràng các yếu tố nhân sự và đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam đã cấp hộ chiếu đó xác minh. Thời hạn trả lời của cơ quan cấp hộ chiếu đó và thời hạn cơ quan đại diện Việt Nam trả kết quả cho người đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điểm a khoản 3 Điều 2 như sau:
“a) Hồ sơ 01 bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này và các giấy tờ sau:
– Trường hợp đề nghị điều chỉnh họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân thì nộp bản sao giấy tờ chứng minh sự điều chỉnh đó. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
– Trường hợp đề nghị bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ thì nộp hồ sơ như đối với trường hợp đề nghị cấp chung trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này. Đối với trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài thì cơ quan đại diện Việt Nam chỉ bổ sung vào hộ chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ nếu trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.”
5. Bổ sung khoản 5 vào Điều 2 như sau:
“5. Người đề nghị cấp lại hộ chiếu hoặc bổ sung trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ có nhu cầu nhận kết quả qua bưu điện hoặc ủy quyền cho người khác nhận thay thì thực hiện như sau:
– Trường hợp nhận kết quả qua bưu điện thì ghi rõ trong tờ khai (mẫu X02) và nộp cước phí theo quy định của bưu điện nước sở tại;
– Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận thay thì người được ủy quyền khi đến nhận hộ chiếu phải xuất trình giấy tờ tùy thân, nộp giấy biên nhận hồ sơ và giấy ủy quyền.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568