Thông tư 43/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 03 năm 2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
THÔNG TƯ
QUI ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ
Căn cứ
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan như sau:
Điều 1. Đối tượng nộp phí, lệ phí
Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan là các tổ chức, cá nhân có hành lý, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được cơ quan hải quan thực hiện các công việc về hải quan có thu phí, lệ phí theo qui định tại Thông tư này .
Điều 2. Các trường hợp không thu phí, lệ phí hải quan
1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hành lý mang theo người; hàng bưu phẩm, bưu kiện dưới 5 kg và có giá trị dưới 5 triệu đồng (bao gồm cả hàng hoá xuất nhập khẩu gửi theo phương thức chuyển phát nhanh dưới hình thức bưu phẩm, bưu kiện);
2. Hàng đang làm thủ tục hải quan phải lưu kho hải quan để ngày hôm sau hoàn thành thủ tục hải quan;
3. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ (kể cả hàng hoá trao đổi giữa doanh nghiệp chế xuất với nội địa và giữa doanh nghiệp chế xuất với nhau);
4. Áp tải tàu biển và hàng hoá, hành lý chuyên chở trên tàu biển từ phao số “0” vào khu vực cảng biển và ngược lại.
Luật sư
Điều 3. Mức thu và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
Mức thu: Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Thông tư này.
Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng: Phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:
2.1. Cơ quan hải quan trực tiếp tổ chức thu phí, lệ phí hải quan phải kê khai và nộp toàn bộ các khoản thu từ phí, lệ phí hải quan vào tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc nhà nước nơi thu để Kho bạc nhà nước theo dõi và thực hiện kiểm soát chi.
2.2. Cơ quan hải quan được sử dụng toàn bộ (100%) tiền thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan để trang trải chi phí cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí và để chi dùng cho các nội dung sau đây:
a) Mua niêm phong hải quan (niêm phong bằng giấy tự vỡ có tráng kéo, niêm phong bằng dây nhựa, niêm phong bằng dây cáp thép, chốt seal container).
b) Mua vật tư, ấn chỉ, văn phòng phẩm phục vụ trực tiếp giải quyết thủ tục hải quan và thu phí, lệ phí.
c) Trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm cho cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hải quan và thu phí, lệ phí hải quan.
d) Chi công tác phí và hỗ trợ cước phí thông tin liên lạc cho cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hải quan và thu phí, lệ phí hải quan.
đ) Chi trả tiền công thuê các tổ chức, cá nhân được thuê để thực hiện giải quyết thủ tục hải quan.
e) Thuê kho bãi và bảo quản hàng hoá.
f) Sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và mua sắm tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp trong việc giải quyết thủ tục hải quan và thu phí, lệ phí hải quan.
g) Chi phí dịch vụ truyền nhận, xử lý dữ liệu hải quan điện tử; chi hỗ trợ đầu tư, máy móc, thiết bị để thực hiện hiện đại hoá công tác làm thủ tục hải quan.
2.3. Cơ quan thu phí, lệ phí hải quan được phép sử dụng biên lai thu tiền phí, lệ phí có mệnh giá kèm theo Quyết định số 85/2005/QĐ-BTC ngày 30/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc in, phát hành và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí để thực hiện thu phí và lệ phí.
2.4. Hàng năm, cơ quan hải quan trực tiếp thu phí, lệ phí thực hiện lập dự toán số thu từ phí, lệ phí hải quan và nhu cầu chi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm của đơn vị và gửi lên Tổng cục Hải quan để thẩm định và tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm của Tổng cục Hải quan gửi Bộ Tài chính.
2.5. Toàn bộ số thu, chi phí, lệ phí hải quan được hạch toán theo qui định của Mục lục ngân sách nhà nước. Quyết toán thu, chi phí, lệ phí hải quan hàng năm được lập cùng với báo cáo quyết toán ngân sách năm gửi cơ quan cấp trên theo qui định. Đối với số tiền phí, lệ phí hải quan không sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hoá ngành Hải quan
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 73/2006/QĐ-BTC ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan; Quyết định số 118/2008/QĐ-BTC ngày 16/12/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73/2006/QĐ-BTC ngày 18/12/2006; Quyết định số 1544/QĐ-BTC ngày 15/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Qui chế quản lý và sử dụng phí, lệ phí hải quan.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn qui chế quản lý và sử dụng phí, lệ phí hải quan.
Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí và Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét hướng dẫn bổ sung.