Quy định về thông báo thu hồi đất? Thủ tục ra thông báo thu hồi đất khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền? Trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi?
Theo quy định của pháp luật quy định về chi tiết nội dung về đất đai trong
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Quy định về thông báo thu hồi đất?
1.1. Nội dung thông báo thu hồi đất
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17
– Đối với lý do để thu hồi đất được quy định có thể là thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
– Đối với phần diện tích đất, vị trí khu đất thực hiện việc thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc theo quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt; trường hợp thu hồi đất sẽ theo tiến độ thực hiện của dự án thì ghi rõ tiến độ thực hiện việc thu hồi đất;
– Thông báo thu hồi đất khi thực hiện kế hoạch điều tra và khảo sát, đo đạc, kiểm đếm và dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư cho những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.
1.2. Thời hạn thông báo thu hồi đất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai năm 2013 thì thời hạn để thực hiện thông báo về việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế-xã hội sẽ được quy định như sau:
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất trong thời gian là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và trong 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải tiến hành thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung trong thông báo thu hồi đất sẽ bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm.
Như vậy, việc thông báo thu hồi đất được cơ quan tiến hành thực hiện phải đảm bảo 2 yếu tố sau đây:
Thứ nhất, thời hạn để thực hiện thông báo trước thời điểm ra quyết định thu hồi đất; Đối với đất nông nghiệp là thời gian 90 ngày và đất phi nông nghiệp là thời gian 180 ngày.
Thứ hai, nội dung thông báo thu hồi đất sẽ bao gồm các nội dung sau: kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm.
Theo đó, cơ quan thực hiện việc lập kế hoạch thu hồi đất vì mục đích quốc phòng hoặc an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích chung của quốc gia và công cộng. Còn cơ quan Tài nguyên và môi trường sẽ trình lên Ủy ban nhân dân cùng cấp để phê duyệt các kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm.
2. Thủ tục ra thông báo thu hồi đất khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền?
Việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền sẽ dựa vào quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 về Thẩm quyền thu hồi đất. Theo đó, thẩm quyền thực hiện thu hồi đất sẽ được quy định như sau:
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Những trường hợp trong khu vực thu hồi đất có đồng thời các đối tượng đã được liệt kê ở trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định thu hồi đất hoặc sẽ thực hiện việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất và ban hành thông báo thu hồi đất, cơ quan thực hiện việc thu hồi đất và ban hành thông báo thu hồi đất.
Do đó, trường hợp đất bị thu hồi thuộc thẩm quyền thu hồi của UBND tỉnh thì Sở tài nguyên và môi trường tỉnh sẽ thực hiện công việc này và tương tự đối với cấp huyện.
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để ban hành thông báo thu hồi đất sẽ bao gồm như sau:
– Tờ trình kèm theo dự thảo về thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo
Trong trường hợp dự án có sử dụng đất trồng lúa hoặc đất rừng phòng hộ hoặc đất rừng đặc dụng vào mục đích khác mà không thuộc trong các trường hợp được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho chủ trương thực hiện đầu tư thì sẽ phải có văn bản chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Đất đai năm 2013 và Khoản 2 Điều 68 của
– Bản vẽ vị trí đất, ranh giới đất và diện tích khu đất thu hồi để thực hiện dự án (đã có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện).
– Trích lục bản đồ địa chính của thửa đất hoặc trích đo địa chính của thửa đất đối với các thửa đất nằm trong khu ranh giới khu đất thu bị hồi để thực hiện dự án.
Thông báo thu hồi đất sẽ thực hiện theo các bước như sau: thông báo thu hồi đất sẽ được gửi đến từng cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức có đất thu hồi sau đó, cơ quan có thẩm quyền tổ chức họp để phổ biến đến người dân trong khu vực có đất bị thu hồi, kết hợp thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài….và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã hoặc tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoặc giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra hay khảo sát, đo đạc và kiểm đếm hiện trạng đất và người sử dụng đất sẽ có trách nhiệm trong việc phối hợp cùng với các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoặc giải phóng mặt bằng để thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định vị trí diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đối với việc xử lý trong trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoặc giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc hay kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi và các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoặc giải phóng mặt bằng sẽ tổ chức vận động và thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện trong thời hạn là 10 ngày. Thời hạn tính kể từ ngày được vận động và thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thực hiện với các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi sẽ có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Trong trường hợp người có đất thu hồi không thực hiện chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định.
3. Trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi?
Thứ nhất, trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất;
Bước 2: Điều tra, đo đạc, kiểm đếm;
Bước 3: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Bước 4: Hoàn chỉnh, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; quyết định thu hồi đất:
UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày sẽ tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án được duyệt ra và Quyết định cưỡng chế thu hồi đất:
Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định và tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất; Việc tiếp quản đất đã giải phóng mặt bằng do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm nhiệm.
Thứ hai, trình tự thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:
Bước 1: Lập biên bản về hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết định thu hồi đất
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất:
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.
+ Triển khai thu hồi đất và xử lý phần giá trị còn lại đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có)
+ Quản lý quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất.
Thứ ba, trình tự thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người như sau:
Bước 1: Tổ chức sử dụng đất chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất thì gửi thông báo hoặc văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan ban hành quyết định giải thể, phá sản gửi quyết định giải thể, phá sản đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi;
UBND cấp xã nơi thường trú của người sử dụng đất chết mà không có người thừa kế có trách nhiệm gửi Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết và văn bản xác nhận không có người thừa kế đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi.
Bước 2: Ban hành quyết định thu hồi đất và tiến hành triển khai thu hồi đất, quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.
Như vậy, dựa vào nội dung pháp lý được quy định tại