Thu hồi đất là gì? Thẩm quyền quyết định thu hồi đất mới nhất? Quy định về mức giá bồi thường khi thu hồi đất ở.
Mục lục
“Thu hồi đất” là thuật ngữ thường được nhiều người dân nhắc đến mỗi khi có một dự án nào đó được triển khai, ví dụ để làm đường cao tốc Bắc – Nam theo kế hoạch thì sẽ có khoảng 5.000 hecta đất bị thu hồi, rồi đến việc thu hồi một phần diện tích lớn đất từ người dân để thực hiện việc xây dựng đường sắt cao tốc Cát Linh – Hà Đông… và các trường hợp khác thu hồi đất để làm trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội… Tuy nhiên, hiểu như thế nào về khái niệm thu hồi đất, trường hợp nào phải thu hồi đất theo luật định hay ai có thẩm quyền thu hồi đất?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thu hồi đất và thẩm quyền thu hồi đất theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật đất đai khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, nội dung về thu hồi đất, thẩm quyền thu hồi đất là những nội dung được quy định cụ thể tại Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP . Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về khái niệm thu hồi đất.
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, “thu hồi đất” được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.
Trên cơ sở khái niệm thu hồi đất được xác định ở trên, có thể hiểu, khi xảy ra sự kiện thu hồi đất thì hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại phần đất thuộc diện thu hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng có thể tự lấy đất từ phía người dân, mà hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất nếu việc thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định. Cụ thể, Nhà nước chỉ được thu hồi đất nếu căn cứ thu hồi đất thuộc một trong các trường hợp sau:
Một là, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng.
Việc thu hồi đất vì mục đích, quốc phòng, an ninh thường được xác định là thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng, tạo dựng các công trình an ninh quốc phòng như nơi đóng quân, trụ sở làm việc của cơ quan công an, quân đội, hoặc xây dựng thành căn cứ quân sự, cảng, ga quân sự, hay kho tang của lực lượng vũ trang; hoặc xây dựng để dựng thành trường bắn, thao trường, khu thử nghiệm hoặc phá bỏ vũ khí quân sự, xây dựng nhà công vụ…. Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013.
Còn thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng được hiểu là thu hồi đất để nhằm thực hiện các dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình công cộng – dân sinh, khu đô thị, khu công nghiệp, hay các công trình giao thông, thủy lợi, điện lực…. và các dự án phát triển kinh tế – xã hội hoặc dự án công trình công cộng khác do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư, hoặc các dự án khác do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận. Các trường hợp này cũng được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật đất đai năm 2013.
Để việc thu hồi đất là hợp pháp thì ngoài việc các dự án buộc thu hồi đất phải là những dự án vì mục đích quốc phòng an ninh được quy định tại Điều 61, 62 Luật đất đai năm 2013 nêu trên thì việc thu hồi đất còn phải được dựa trên căn cứ là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và tiến độ sử dụng đất trong lộ trình thực hiện dự án.
Xem thêm: Cưỡng chế thu hồi đất là gì? Khi nào Nhà nước mới được thực hiện cưỡng chế thu hồi đất?
Hai là, Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Người đang sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất có một trong các hành vi vi phạm quy định của luật đất đai được quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Sử dụng đất không đúng mục đích, dù đã bị xử phạt hành chính trước đó mà còn tái phạm.
Nội dung này thường được thể hiện ở việc người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cấp đất, cho thuê quyền sử dụng đất,
Ví dụ: Người sử dụng đất xây nhà ở trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Trường hợp này, về mặt nguyên tắc, theo khoản 1 Điều 170 Luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất phải sử dụng đất mục đích, nghĩa là họ chỉ có thể trồng cây lâu năm trên phần đất nông nghiệp này, còn việc xây dựng nhà ở chỉ được xây dựng trên đất ở. Do vậy, khi họ xây nhà ở trên đất nông nghiệp, thì việc làm của họ đang vi phạm pháp luật đất đai, là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. Với hành này, họ sẽ bị xử phạt hành chính đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng thửa đất như ban đầu. Việc thu hồi đất đối với trường hợp này chỉ đặt ra khi mà việc vi phạm của người sử dụng đất diễn ra rất nhiều lần, tái phạm nhiều lần, không khắc phục mặc dù đã bị xử lý hành chính.
– Có hành vi cố ý hủy hoại đất.
Hủy hoại đất, theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, được hiểu là hành vi tác động vào đất (như múc, xới, đào, san lấp…) làm biến dạng địa hình của đất, dẫn đến việc suy giảm chất lượng của đất, làm mất hoặc suy giảm khả năng sử dụng đất hoặc gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất. Khi người sử dụng đất hủy hoại đất nghĩa là họ không có nhu cầu sử dụng đất hay bảo vệ nguồn tài nguyên đất, trong khi đó, mặc dù đất đai là nguồn tài nguyên có giá trị lớn nhưng lại không phải là vô hạn. Vậy nên trong trường hợp người sử dụng đất có hành vi cố ý hủy hoại đất, việc Nhà nước thu hồi phần đất này để sau đó giao lại cho người thực sự cần sử dụng đất là hoàn toàn phù hợp.
– Có hành vi tự ý chuyển nhượng,
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất
Nội dung này áp dụng trong trường hợp người sử dụng đất mặc dù biết pháp luật không phép chuyển nhượng với phần đất ấy nhưng vẫn cố tình chuyển nhượng, tặng cho cho người khác. Trong đó, các trường hợp không được chuyển nhượng sẽ được xác định theo Điều 191 Luật đất đai năm 2013.
Ví dụ: hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cấp đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ nhưng tự ý chuyển nhượng cho người khác sinh sống ngoài khu vực rừng phòng hộ, mặc dù pháp luật có quy định rõ người sử dụng đất sinh sống ngoài khu vực rừng phòng hộ thì không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đối với phần đất đang thuộc khu vực rừng phòng hộ. Trường hợp này, các bên trong quan hệ tặng cho, chuyển nhượng đang cố tình làm trái quy định của pháp luật. Đây là một trường hợp mà Nhà nước được quyền thu hồi đất.
– Có hành vi thiếu trách nhiệm, để cho phần đất do mình quản lý bị lấn, chiếm.
Trường hợp này áp dụng đối với những người sử dụng đất đang được sử dụng phần đất mà Nhà nước giao để quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý họ đã để cho người khác lấn, chiếm đất.
Trong đó, lấn đất được hiểu là một người vì muốn mở rộng diện tích đất mà họ có quyền sử dụng nên đã có hành vi dịch chuyển, làm thay đổi vị trí của ranh giới đất hoặc mốc giới đất đã có trước đó, làm xâm phạm sang phần đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của người khác. Còn chiếm đất được hiểu là việc người sử dụng đất tự ý sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép, hoặc không chịu trả lại đất được giao, cho thuê có thời hạn mặc dù đã hết thời hạn giao, cho thuê và không được Nhà nước gia hạn. Việc Nhà thu hồi đất trong trường hợp người đang quản lý phần đất mà Nhà nước giao để quản lý nhưng thiếu trách nhiệm làm cho phần đất mình quản lý bị lấn chiếm là hoàn toàn hợp lý. Bởi việc để cho người khác lấn, chiếm phần đất mình quản lý cho thấy việc thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhà nước trong việc quản lý đất đai.
– Đất được giao, cho thuê để sử dụng nhưng không đúng đối tượng hoặc trái thẩm quyền.
– Phần đất mà người sử dụng đất mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn không chấp hành, không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
– Đất bị bỏ hoang, không được sử dụng trong một thời gian dài, cụ thể là không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục đối với đất trồng cây hàng năm; 18 tháng liên tục nếu là đất trồng cây lâu năm; 24 tháng liên tục nếu là đất trồng rừng.
Xem thêm: Thủ tục thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư nhưng đã bị bỏ hoang, không được đưa vào sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc trong quá trình làm dự án tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Đối với trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thì cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể thực hiện việc thu hồi đất nếu có căn cứ về việc người sử dụng đất có hành vi vi phạm trong quá trình sử dụng đất được thể hiện thông qua quyết định hoặc biên bản ghi nhận hành vi vi phạm.
Ba là, Thu hồi đất do
Việc quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp này được thực hiện khi có một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật đất đai năm 2013, cụ thể gồm các trường hợp:
– Người đang sử dụng đất tự nguyện trao trả đất lại cho Nhà nước (hay còn gọi là hiến đất).
– Người sử dụng đất là cá nhân bị chết và không có người thừa kế; trường hợp người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì bị giải thể, phá sản, không có nhu cầu sử dụng đất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh.
– Đất đang sử dụng nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sụt lún, sạt lở, bị ảnh hưởng thiên tai là mối đe dọa tính mạng con người.
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng đã hết thời hạn sử dụng đất và không được gia hạn.
Xem thêm: Phân tích điểm khác biệt giữa thu hồi đất và trưng dụng đất
Có thể thấy, việc Nhà nước thu hồi đất không được tùy ý mà phải thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Đồng thời, dù thu hồi đất trong trường hợp nào thì việc thu hồi đất của Nhà nước cũng sẽ làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất kể từ thời điểm thu hồi đất.
Thứ hai, về thẩm quyền thu hồi đất.
Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất. Trong đó:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền để thu hồi đất trong các trường hợp sau:
– Thu hồi đất mà người sử dụng đất có yếu tố nước ngoài cụ thể là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trừ trường hợp thu hồi đất của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thu hồi đối với phần đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Còn Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với các trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (không có yếu tố nước ngoài) hoặc thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, trong khu vực thu hồi đất vừa có đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vừa có đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định việc thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Xem thêm: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Như vậy, thu hồi đất là một hình thức mà Nhà nước thu hồi lại quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất. Việc thu hồi dù được thực hiện trong trường hợp này thì chỉ được xác định là hợp pháp nếu thuộc vào một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 16, Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013, và được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo Điều 66 Luật đất đai năm 2013.
Dịch vụ pháp lý của Luật Dương gia
– Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí qua tổng đài trực tuyến 1900.6568 .
– Dịch vụ tư vấn đất đai tại Văn phòng.
– Dịch vụ trả lời thư tư vấn về vấn đề đất đai qua email có trả phí.
– Dịch vụ tư vấn trình tự, thủ tục thu hồi đất.
– Đại diện giải quyết tranh chấp trong việc thu hồi đất.
Thẩm quyền của UBND cấp xã về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Luật sư tư vấn:
Xem thêm: Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại các tỉnh thành?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, trong giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân:
– Về việc giao đất trồng cây hàng năm, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm muối: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nông nghiệp lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất nông nghiệp đối với những địa phương chưa giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai (khoản 2 Điều 17 Luật Đất đai).
– Lập Hội đồng tư vấn giao đất của địa phương, niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt (khoản 1 Điều 123 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP).
– Về việc giao đất, cho thuê đất trồng lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác đối với hộ gia đình, cá nhân thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Nhận đơn xin giao đất, thuê đất; dự án, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) của hộ gia đình, cá nhân;
+ Thẩm định, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin giao đất, thuê đất về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Mội trường.
– Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; không được ủy quyền việc cho thuê đất thuộc quỹ đất công ích này (khoản 3, 4 Điều 37 Luật Đất đai).
Xem thêm: Những trường hợp không được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đề nghị việc giao đất sản xuất từ nguồn thu hồi từ nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định (Điều 6 Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo).
– Trường hợp đã giao đất nông nghiệp vượt hạn mức, căn cứ vào
– Về việc giao đất làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn không thuộc
+ Nhận đơn xin giao đất của hôn gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để làm nhà ở.
+ Lập phương án giao đất làm nhà ở gửi Hội đồng tư vấn giao đất của xã xem xét, đề xuất ý kiến đối với phương án giao đất; niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất, lập hồ sơ xin giao đất gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường;
+ Tổ chức bàn giao đất trên thực địa cho hộ gia đình, cá nhân đã có quyết định giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong đơn xin giao đất, thuê đất,
Thứ hai, đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Nhận hồ sơ đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và trả lại Giấy chứng nhận đã chỉnh lý hoặc hồ sơ (đối với trường hợp không được chuyển mục đích) cho người sử dụng đất (Điều 124 Luật Đất đai và Điều 113 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP).
Xem thêm: Điều kiện bồi thường nhà đất khi bị Nhà nước thu hồi đất mới nhất
Thứ ba, trong việc thu hồi đất đối với trường hợp bị thu hồi theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
– Quản lý đất đã thu hồi thuộc khu vực nông thôn do cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện việc thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai (khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai);
– Xác nhận không có người thừa kế đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản 7 Điều 38 của Luật Đất đai (khoản 2 Điều 132 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP).
>>> Luật sư
Thứ tư, trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực dự án và yêu cầu người sử dụng đất tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư (khoản 3 Điều 29 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP);
– Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;
Xem thêm: Trường hợp nào bị thu hồi đất? Nhà nước thu hồi đất khi nào?
– Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi;
– Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng (khoản 3 Điều 43 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP);
– Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi cử đại diện tham gia là thành viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng (khoản 2 Điều 25 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP);
– Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi xác nhận vào biên bản niêm yết công khai phương án bồi thường (khoản 2 Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP);
– Phối hợp với đại diện của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi vận động thuyết phục người có đất bị thu hồi chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước (khoản 2 Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP);
– Xác nhận vào biên bản bàn giao đất giữa tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người có đất bị thu hồi (khoản 2 Điều 29 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất – sau đây viết tắt là Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT);
– Xác nhận là đất không có tranh chấp đối với các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây viết tắt là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP), Điều 44, Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc
– Xác nhận cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ là đất không có tranh chấp (khoản 10 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP);
Xem thêm: Điều kiện, trình tự thủ tục cưỡng chế phá dỡ thu hồi đất đúng luật
– Xác nhận đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp (khoản 3 Điều 47 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP);
– Xác nhận giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất và giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất (khoản 1 Điều 3 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT);
– Xác nhận cho đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất là hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng, cho, khai hoang theo quy định của pháp luật là đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp (khoản 1 Điều 14 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT).
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn.
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất
Tóm tắt câu hỏi:
Ông A đứng tên chủ sở dụng 500 m2 đất từ năm 1970. Khu đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp, ông A mua của ông B năm 1968 (có xác nhận của UBND xã H). Năm 1990, ông A xây dựng nhà ở trên khu đất này. Năm 2008, UBND huyện X ra quyết định thu hồi 100 m2 đất của hộ ông A để làm đường; tuy nhiên, ông A chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp, với lí do khu đất này chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất ở. Ông A không đồng ý với việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp, với lí do, khu đất này gia đình ông đã sử dụng để làm nhà ở từ năm 1990 và đã nộp thuế nhà đất từ đó đên nay.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo điều 138 “Luật đất đai năm 2013” “Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính”.
Điều 163 Nghị định 181//2004/ NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai quy định:
“1. Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có hành vi hành chính trong khi giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
3. Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp khiếu nại đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng, phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…”
Theo quy định của
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“1.Trong thời hạn không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.… 3. Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
Như vậy, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày (Điều 163 NĐ 181/2004/NĐ-CP quy định là 30 ngày), quy định này mở rộng quyền của người khiếu nại và phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến UBND cấp tỉnh. Nếu khiếu nại đến UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết lần hai, phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Việc chính quyền địa phương ra quyết định bồi thường đối với mảnh đất ông A là sai vì vậy theo Khoản 2 Điều 17 Luật Khiếu nại tố cáo 1998 (đã sửa đổi, bổ sung) và khoản 1 điều 138 “Luật đất đai 2013” quy định: “Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi vi phạm hành chính về quản lý đất đai”, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó; mặt khác theo điểm a khoản 1 Điều 162 NĐ 181/2004/NĐ-CP thì quyết định bồi thường đất thuộc loại quyết định hành chính, nên ông A có quyền khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất của chính quyền địa phương.
Ông A phải thực hiện việc khiếu nại trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định bồi thường đất (điểm 3 khoản 2 Điều 138 “Luật đất đai 2013”). Trong thời hạn trên,ông A “có quyền nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại Chủ tịch UBND huyện thụ lý và giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo. Quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện phải được công bố công khai và gửi cho ông X người là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP
Nếu ông A vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND huyện, thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, ông A có quyền khởi kiện tại TAND hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh (Khoản 2 Điều 138 “Luật đất đai 2013” và Điều 40 Nghị dịnh 69/2009/NĐ-CP). Khi khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh thì hồ sơ ông A cần có các loại giấy tờ như trên và có thêm quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND huyện; và quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Thẩm quyền về thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013
Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định: Thẩm quyền thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Như vậy:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
So với “Luật đất đai 2013”, Luật đất đai 2013 đã có điểm mới đó là trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Như vậy, nếu có quyết định thu hồi đất đối với cả tổ chức và cá nhân thì quyết định thu hồi thuộc UBND cấp tỉnh.
Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi thu hồi đất
Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi thu hồi đất. Cán bộ, công chức, viên có được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi thu hồi đất không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay gia đình tôi đang sử dụng 01 thửa đất có diện tích 500m2, gia đình tôi có 5 khẩu, trong đó có 4 khẩu là cán bộ công chức đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước (biên chế). Nay nhà nước thu hồi đất để đầu tư xây dựng công trình phúc lợi. Bên công tác đền bù tính tiền đền bù cho tôi như sau:
Bồi thường về đất: 60.000đ/m2 x 500m2 = 30.000.000 đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 100 m2 x60.000đ/m2 x 3 lần = 18.000.000đ. Về mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như thế tôi thấy không thỏa đáng, đơn vị làm công tác đền bù giải thích cho tôi như sau: Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Quyết định 13/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, hộ tôi có 4 khẩu hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì không được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm bằng 3 lần giá đất theo quy định. Nên chỉ tính hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho khẩu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước 100m2, còn 400m2 đất kia không được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT có quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp do cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) đang sử dụng đất như sau:
“1. Cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) không thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất nhưng không được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
2. Hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phải làcán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp”.
Như vậy, trong trường hợp này, mức hỗ trợ đối với gia đình bạn sẽ phụ thuộc vào mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nơi gia đình bạn đang sinh sống quy định. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND quy định về bồi thường tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành có quy định như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 1, Điều 20 Nghị định số47/2014/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng 03 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành của UBND tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đủ điều kiện bồi thường, nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hai (02) ha cho một hộ; riêng đối với đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất) mức hỗ trợ bằng 3,5 lần giá đất lâm nghiệp cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành của UBND tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp bị thu hồi đủ điều kiện bồi thường, nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích nằm trong phương án giao đất của địa phương (nếu địa phương không có phương án giao đất thì diện tích tính hỗ trợ không quá năm (05) ha).
2. Hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo Khoản 3 và Khoản 6 Điều 22 Quy định này; được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo Khoản 1 Điều này”.
Trong trường hợp này, quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi chỉ cho thành viên không phải là công chức, viên chức được hưởng hỗ trợ là hoàn toàn hợp lý. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT thì 4 người trong gia đình bạn là công chức, viên chức đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất nhưng không được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.Trong gia đình bạn chỉ người không thuộc viên chức, công chức nhà nước mới được hưởng hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 37/2013/TT-BTNMT và cụ thể là tại Khoản 2 Điều 23 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND của tỉnh Quảng Ngãi đã nêu trên.
Tuy nhiên, mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm của ủy ban nhân dân áp dụng đối với thành viên của gia đình bạn không phải là cán bộ, viên chức chưa hợp lý. Cụ thể thành viên đó của gia đình bạn sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 3, khoản 6 Điều 22 của quyết định trên như sau:
Khoản 3 Điều 22 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng;
b) Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng;
c) Diện tích đất thu hồi quy định tại Điểm a, b Khoản này được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền;
d) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau:
– Thu hồi dưới 10% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 1 tháng;
– Thu hồi từ 10% đến dưới 20% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 2 tháng;
– Thu hồi từ 20% đến dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng.”
Khoản 6 Điều 22 Quyết định này quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được quy định như sau:
– Hỗ trợ 01 lần tiền mua giống cây trồng, giống vật nuôi theo mật độ gieo trồng hoặc thả nuôi trên diện tích được bồi thường bằng đất;
– Hỗ trợ 01 lần bằng tiền cho các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất trên diện tích được bồi thường bằng đất.
Tiền hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi và các dịch vụ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi xác định đề xuất phù hợp với thực tế và giá cả tại thời điểm lập phương án bồi thường, gửi cơ quan chuyên ngành thẩm định, để làm cơ sở đưa vào phương án bồi thường”.
Đối với việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm thành viên đó trong gia đình bạn sẽ được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Quyết định này sẽ được tính bằng 03 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành của UBND tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Như vậy, phần hỗ trợ này sẽ bằng 3 lần giá đất của 500m2 đất nông nghiệp của gia đình bạn chứ không phải 3 lần giá đất của 100m2 đất như mức mà cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng đối với gia đình bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền lợi về chuyển đổi việc làm khi bị thu hồi đất nông nghiệp
– Thu hồi đất đã được nhà nước giao
– Bồi thường khi thu hồi đất đối với diện tích đất khai hoang
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại