Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là gì? Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật? Quy định về căn cứ để xác định đương sự yêu cầu thi hành án dân sự có đúng hạn hay không?
Yêu cầu thi hành bản án dân sự là một thủ tục tố tụng quan trọng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật nước ta. Sau khi bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bên có nghĩa vụ lại không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì các chủ thể là người được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong pháp luật tố tụng pháp luật nước ta đã ban hành quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành bản án dân sự. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là gì?
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được hiểu là một thời hạn cụ thể mà các chủ thể là người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án dân sự. Khi đã hết thời hạn đó mà người được thi hành án, người phải thi hành án không đưa ra yêu cầu thì họ sẽ mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, ta nhận thấy, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là thời hạn do pháp luật quy định cụ thể mà trong khoảng thời gian đó các chủ thể là người được thi hành án, người phải tiến hành án dân sự sẽ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án.
Khi đã hết thời hạn đó, nếu người được thi hành án hay người phải thi hành án vẫn không có đơn yêu cầu thi hành án, thì các chủ thể là người được thi hành án không còn quyền yêu cầu thi hành phần bản án, quyết định chưa yêu cầu thi hành án nữa, còn người phải thi hành án sẽ không còn nghĩa vụ phải thi hành phần bản án, quyết định đó cho người được thi hành án nữa theo quy định của pháp luật nước ta. Bản án, quyết định đó cũng hết hiệu lực thi hành đối với phần thi hành theo đơn yêu cầu.
2. Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật:
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn yêu cầu thi hành án dân sự là năm năm và được tính như sau:
+ Thứ nhất: Đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
+ Thứ hai: Đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
+ Thứ ba: Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn năm năm được áp dụng cho từng định kỳ kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Như vậy, Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã đưa ra quy định thời hạn yêu cầu thi hành án dân sự là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, các chủ thể là người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự theo đúng quy định pháp luật.
Với quy định cụ thể nêu trên, có thể hiểu thời điểm bắt đầu thực hiện quyền yêu cầu thi hành án dân sự của đương sự sẽ được bắt đầu tính từ khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật hay ta cũng có thể hiểu rằng khi bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì đương sự không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định đó trên thực tế. Việc pháp luật đưa ra quy định quyền yêu cầu thi hành án chỉ đặt ra khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Cũng theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, đương sự có quyền yêu cầu thi hành án dân sự khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 2 Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng quy định trong một số trường hợp, bản án, quyết định vẫn được tổ chức thi hành mặc dù chưa có hiệu lực pháp luật cụ thể như là: Thi hành án về cấp dưỡng, trả công lao động, trợ cấp thôi việc hay các quyết định về bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần nhằm mục đích để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích cho các chủ thể là người được thi hành án.
Ta nhận thấy, việc quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được tính từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là chưa đầy đủ, gây khó khăn cho việc xác định quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự. Để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả và thống nhất quy định trên, pháp luật cần có những thay đổi, bổ sung để hoàn thiện quy định này.
– Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự thì theo quy định của pháp luật thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án dân sự.
– Trong trường hợp các chủ thể là người yêu cầu thi hành án có thể chứng minh được bởi vì các lý do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà các chủ thể này không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự.
Ta nhận thấy, việc pháp luật thi hành án dân sự được ban hành và đưa ra các quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định đương sự có quyền yêu cầu thi hành án hay không và từ đó kịp thời thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thi hành án dân sự. Hiện nay, các quy định về hời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự vẫn còn những vướng mắc, bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng trong hoạt động hời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự nên cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và hướng dẫn thi hành.
3. Quy định về căn cứ để xác định đương sự yêu cầu thi hành án dân sự có đúng hạn hay không?
Pháp luật cho phép, sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, các chủ thể là người được thi hành án dân sự có thể tự mình hoặc ủy quyền cho các chủ thể khác thay mình đưa ra yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Những người yêu cầu phải nộp kèm theo đơn bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan đến việc yêu cầu.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày các chủ thể là người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp với cơ quan thi hành án có thẩm quyền hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi đơn yêu cầu.
Kể từ ngày nộp đơn yêu cầu thi hành án được xác định như trên, nếu thời hạn được xác định nhỏ hơn hoặc bằng năm năm thì việc yêu cầu thi hành án của đương sự vẫn còn trong thời hạn yêu cầu thi hành án và đơn yêu cầu thi hành án được coi là hợp lệ về mặt thời hiệu.
Nếu thời hạn được xác định vượt quá, lớn hơn thời hạn năm năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu thi hành án thì thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết.
Cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp từ chối yêu cầu thi hành án dân sự thì sẽ có trách nhiệm phải
Nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan thi hành án dân sự, các chủ thể là người yêu cầu thi hành án có quyền khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn mười năm ngày kể từ ngày nhận được
Việc ban hành quy định này cũng đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của các đương sự trong vụ án dân sự. Việc xác định đương sự yêu cầu thi hành án dân sự có đúng hạn hay không là một trong những điều kiện tiên quyết để cơ quan thi hành án dân sự xem xét đến yêu cầu của các đương sự. Nếu đã hết thời hạn do pháp luật quy định thì thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự cũng đã hết.