Buộc thôi việc là một trong những hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức tại cơ quan nhà nước. Vậy buộc thôi việc là gì? Chế độ đối với người lao động bị buộc thôi việc như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Buộc thôi việc là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có người chị, chị em đang lam công ty. Có gây gổ với đồng nghiệp, 2 người có xô đẩy nhau, bên quản lý công ty có mời lên làm rõ, quản lý công ty không cho chị em làm nữa, còn người kia thi ở lại làm, người quan lý công ty nói là không có nhận được các chế độ công ty gi hết, chị em hỏi là có giấy xác nhận xảy thải không, ban quản lý kêu chị về, không cho làm nữa. Không biết tình huống như vậy chị em phải làm như thế nào mới công bằng. Xin luật sư cho ý kiến. Cảm ơn. Các chế độ bao hiểm có nhưng chị em không có đóng công đoàn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ pháp lý
Theo quy định tại Điều 125, Bộ Luật lao động thì khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo từng mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau:
– Khiển trách.
– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
– Sa thải.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 126 “
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản; lợi ích của người sử dụng lao động;”
Cố ý gây thương tích ở đây được hiểu là hành vi do lỗi của một chủ thể cố ý hay mong muốn gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác. Hành vi cố ý gây thương tích là một trong những hành vi thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỉ luật sa thải. Tuy nhiên hành vi này phải được công ty quy định rõ trong nội quy lao động thì mới được sa thải người lao động. Trong trường hợp của bạn, trong giờ làm việc chị bạn có đánh nhau và gây thương tích cho đồng nghiệp. Vì vậy, nếu trong nội quy lao động của công ty chị bạn làm việc có quy định về hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích sẽ bị kỷ luật sa thải thì công ty có thể sa thải chị bạn. Trường hợp nếu nội quy của công ty không quy định về việc sa thải nhân viên có hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích thì công ty này sẽ không được kỷ luật sa thải vì vi phạm điều cấm quy định tại khoản 3 Điều 128.
“Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”
Nếu nội quy của công ty có quy định về việc sa thải nhân viên có hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích thì công ty có thể sa thải bạn theo nguyên tắc, trình tự quy định tại điều 123 “Bộ luật lao động 2019”. Theo đó:
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới
– 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Như vậy, khi xử lý kỉ luật lao động thì ngoài việc phải chứng minh được lỗi, còn cần phải có sự tham gia của người lao động và việc xử lý kỉ luật cần phải được lập thành biên bản. Công ty ra quyết định sa thải chị bạn như vậy là không đúng theo trình tự, quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động với chị bạn, công ty phải có trách nhiệm như thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của chị bạn, chốt sổ bảo hiểm và trả lại sổ bảo hiểm… cho chị bạn theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019”:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
2. Thời hiệu khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư. Em có thắc mắc muốn hỏi luật sư như sau ạ. Chị A là công chức thuộc Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh X. Trên cở sở đơn tố cáo về việc chị A đã nhận hối lộ trong đợt tuyển dụng công chức của tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ đã ra quyết định về việc kỷ luật buộc thôi việc đối với A vào ngày 01/8/2019. Do chị A được cơ quan cử đi học thạc sĩ tập trung tại Hà Nội từ 01/7/2019 – 01/9/2020 nên đến 04/9/2020 chị mới biết thông tin. 05/9/2020, chị khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án nhân dân tỉnh X nhưng bị trả lại đơn khởi kiện với lý do thời hiệu khởi kiện đã hết. Tòa án thực hiện đúng pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Chị A khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc mình.
Theo khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
– 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
– 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
– Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Theo đó, thời hiệu khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của chị A là 1 năm kể từ ngày chị A biết được quyết định kỷ luật mình. Ngày 4/9/2020 chị A mới biết được mình bị kỷ luật buộc thôi việc và ngày 5/9/2020, chị khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh X. Như vậy, tại thời điểm chị khởi kiện, thời hiệu khởi kiện chưa hết. Việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện của chị A với lý do hết thời hiệu khởi kiện là không đúng với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, chị A có quyền khiếu nại hành vi trả lại đơn khởi kiện của Tòa án nhân dân tỉnh X theo quy định tại Khỏa 1 Điều 124 Luật Tố tụng hành chính 2015 trong thời hiệu 07 ngày kể từ ngày Tòa án trả lại đơn khởi kiện của chị.
3. Giáo viên bị kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào?
Giáo viên bị kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào? Các hình thức kỷ luật đối với viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, em tôi là giáo viên tiểu học công tác 24 năm 2014 đến 2016 bi vi phạm vào tệ nạn xã hội và bi phạt tiền em tôi đã chấp hành đầy đủ vậy nếu em tôi bị buộc thôi việc thì có đúng không thưa luật sư va nếu bị buộc thôi việc thì khiếu nại đên cơ quan nào ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP về hình thức xử lý kỷ luật khiển trách:
“Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng;
4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
…”
Đồng thời theo quy định tại Điều 11 Nghị định 27/2012/NĐ-CP về hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo:
“Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng;
2. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
5. Phân biệt đối xử dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức;
6. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội;
…”
Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm tệ nạn mà bạn nói và việc xử phạt hành chính ở mức nào thì có thể xem xét xử lý về vấn đề xử lý theo hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo theo quy định trên. Còn đối với hình thức buộc thôi việc thì chỉ khi bạn thực hiện những hành vi vi phạm đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới có thể đặt ra hình thức buộc thôi việc. Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 17/2012/NĐ-CP về buộc thôi việc:
“Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”
4. Người lao động bị truy cứu trách nhiệm hình sự có buộc thôi việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tài xế đã ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty và đóng báo hiểm đầy đủ, vậy khi tài xế gây tai nạn giao thông chết người và bị khởi tố 2 năm tù vậy trong thời gian 2 năm tài xế thụ án công ty có phải trả lương hàng tháng cho tái xế không? Và trong thời gian thụ án tài xế có bị mất quyền công dân không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Như vậy, theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” thì một trong những căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động là người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, tài xế đã ký
Về việc tước một số quyền công dân, đây là hình phạt bổ sung kèm hình phạt chính. Điều 44 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định Tước một số quyền công dân như sau:
“Điều 44. Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”
Như vậy, nếu người tài xế của công ty bạn bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong trường hợp do Bộ luật hình sự 2015 quy định thì sẽ bị tước một hoặc một số quyền công dân như quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư tôi có câu hỏi muốn hỏi: Viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn 1 năm, nghỉ việc tự do không xin phép 15 ngày. Nhưng người đó lại không muốn bị kỷ luật là buộc thôi việc mà muốn xin cơ quan tổ chức cho nghỉ với hình thức là xin thôi việc. Với trường hợp như vậy thì cơ quan, tổ chức có thể giải quyết cho viên chức nghỉ việc theo hình thức xin thôi việc được không hay phải lập hội đồng kỷ luật buộc thôi việc viên chức?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc trên, chuyên viên Đinh Đắc Dương (máy lẻ 116) đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
– Căn cứ pháp lý:
– Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 52 Luật viên chức 2010 về các hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau:
“1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức”.
Một trong những hình thức kỷ luật đối với viên chức là buộc thôi việc.
Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP hướng dẫn hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức như sau:
“Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
…”.
Như vậy, nếu viên chức tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Do đó, đơn vị bạn phải tổ chức họp xử lý kỷ luật đối với viên chức này mà không thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng làm việc do viên chức tự làm đơn xin nghỉ việc.
Nếu viên chức nghỉ việc mà có lý do chính đáng thì nay viên chức muốn nghỉ việc, viên chức làm đơn xin nghỉ và đơn vị đồng ý thì viên chức sẽ được nghỉ việc thuộc trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.