Khiếu nại là phương thức quan trọng và thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tổ chức doanh nghiệp... đối với pháp luật. Theo đó, bài viết dưới đây sẽ phân tích và tìm hiểu về thời hiệu khiếu nại và thời hiệu khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu khiếu nại là gì?
Thời hiệu khiếu nại là khoảng thời gian mà các quy định quyền khiếu nại về một vụ việc có hiệu lực áp dụng kể từ khi vụ việc đó phát sinh. Theo quy định tại Điều 31 của Luật Khiếu nại – tố cáo, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Trong khoảng thời gian đó, người khiếu nại có khiếu nại hay không, nếu quá thời gian đó sẽ không còn quyền khiếu nại. Như vậy, thời hiệu khiếu nại được hiểu là khoảng thời gian cần thiết đặt ra đối với người khiếu nại kể từ khi nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính mà tự mình quyết định việc có thực hiện quyền khiếu nại hay không. Nếu quá thời hiệu 90 ngày như luật quy định thì người khiếu nại không còn có quyền khiếu nại nữa.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thì: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”
Thời hiệu khiếu nại tiếng anh là: “The statute of limitations for complaints”.
2. Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính :
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật tố tụng hành chính năm 2014:
“1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
Căn cứ theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy trình giải khiếu nại quyết định hành chính:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Như vậy trong thời gian 90 ngày kể từ ngày có
Khi nhận được văn bản khiếu nại, cơ quan tiếp nhận đơn khiếu nại sẽ tiến hành xác minh nội dung đơn. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay không cần phải tiến hành xác minh, kết luận theo trình tự quy định. Trường hợp cần phải tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình xác minh hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Sau khi tiến hành xác minh, cơ quan tiếp nhận đơn sẽ tiến hành đối thoại trực tiếp chủ thể khiếu nại. Khi có căn cứ cho rằng, quyết định xử lý vi phạm hành chính sai so với quy định, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định hành chính để tiến hành việc xem xét lại trường hợp khiếu nại của chủ thể nộp đơn.
3. Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
– Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
– Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
– Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
– Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
– Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
– Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
4. Cách tính thời hiệu quyết định xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 8, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 149, Điều 151 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 8. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.”
“Điều 149. Thời hiệu
1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”
“Điều 151. Cách tính thời hiệu
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.”
Theo đó thì thời hiệu được xác định như sau:
– Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
– Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“ Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.”
Như vậy, thời hiệu để thi hành một quyết định vi phạm hành chính là 1 năm, tuy nhiên, còn phải căn cứ vào hình thức xử phạt, tính chất của hành vi vi phạm và đặc biệt là thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thi hành quyết định vi phạm hành chính để xác định quyết định đó còn thời hiệu thi hành hay không. Nếu xét thấy hành vi của người bị xử phạt là hành vi cố tình trì hoãn theo pháp luật quy định thì trong trường hợp này, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó vẫn còn thời hiệu xử phạt, và việc nôp phạt vẫn được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật khiếu nại tố cáo năm 2011;
–
– Luật tố tụng hành chính năm 2014.