Thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức, viên chức? Một số vấn đề pháp lý liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã?
Khi tham gia vào làm việc hay thực hiện theo hợp đồng làm việc đã ký với cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhất định thì cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc, chính xác và tuân thủ những quy định tại nơi làm việc. Nếu như không tuân thủ theo những quy định đó thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức? Thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức, viên chức được quy định ra sao?
Tổng đài Luật sư
1. Thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Trước tiên, bạn cần phân biệt rõ hai thuật ngữ “thời hiệu” và “thời hạn” để áp dụng trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Khi tiến hành xử lý kỷ
Thứ nhất: Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời gian 24 tháng, trong khoảng thời gian 24 tháng nếu phát hiện ra có hành vi vi phạm sẽ được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai: Thời hạn xử lý kỷ luật là thời gian kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đến khi ra quyết định xử lý.
Cán bộ, công chức, viên chức đều là những cá nhân được pháp luật hiện hành quy định rất cụ thể về quyền cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước, Cơ quan đơn vị nơi làm việc và đối với công dân. Cho nên việc không thực hiện đầy đủ, chính xác những quy định pháp luật đó sẽ có thể bị xử lý kỷ luật một cách thích đáng nhất. Khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì cần phải thực hiện hiện những nguyên tắc như:
+ Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
+ Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
+ Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, khi các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết và ra quyết định xử lý kỷ luật thì phải đồng thời xem xét đến thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật được giải thích ở bên trên. Và thời hạn và thờ hiệu xử lý kỷ luật được quy định rất cụ thể ở Điều 7, Điều 8,
“Điều 8. Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 04 tháng.”
Như vậy có thể thấy rằng đối với từng trường hợp, hành vi vi phạm thì đều có thời hạn và thời hiệu nhất định. Tuy nhiên, để xác định rõ hơn ta có phải dựa vào quy định tại những văn bản pháp luật khác:
+ Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo: Điều 80, Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
+ Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53, Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7, Điều 2, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
2. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã thực chất là cán bộ công chức trong bộ máy Nhà nước, cụ thể là ở cáp xã. Công chức gắn liền với hoạt động hành pháp, chỉ những người hoạt động trong nền hành chính, nhân danh Chính phủ mới là công chức, thẩm phán và các nghị sĩ không là công chức. Hiện nay ở nước ta, khái niệm cán bộ được dùng với nhiều nghĩa khác nhau. Trong tổ chức Đảng và đoàn thể thưởng được dùng với hai nghĩa: một là chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến trung ương (cán bộ lãnh đạo) để phân biệt với đảng viên thường, đoàn viên, hội viên; hai là những người làm công tác chuyên trách hưởng lương trong các tổ chức Đảng, đoàn thể. Trong quân đội là những người giữ cương vị chỉ huy từ tiểu đội trưởng trở lên (cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn…) hoặc sĩ quan từ cấp ủy trở lên. Cán bộ cũng được hiểu là những người có chức vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo. Và đến thời điểm hiện tại thì Luật cán bộ, công chức hiện hành đã đưa ra được những khái niệm rõ nét nhất về cán bộ, công chức.
Ở nước ta, chính quyền cơ sở (chính quyền xã, hường, thị trấn) là cấp hành chính ở địa phương trong hệ thống hành chính, là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo đời sống của nhân dân và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, môi trường ở địa phương. Điều này tạo nên tính đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã bên cạnh những đặc điểm chung của cán bộ, công chức (là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước…) còn có những đặc điểm riêng như:
+ Thứ nhất, Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu là người cư trú ở địa phương, cán bộ cấp xã do nhân dân địa phương bầu cử theo quy định; việc tuyển dụng công chức cấp xã thường được áp dụng theo hình thức thi tuyển. Tuy nhiên đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn thì có thể áp dụng hình thức xét tuyển. Việc bầu cử và tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu là người dân tại địa phương xuất phát tử nguyên nhân họ là những người sinh sống tại địa phương nên có điều kiện thuận lợi để nắm rõ được tình hình chính trị, anh ninh, xã hội ở địa phương Ngoài ra, họ là những người cư trú, sinh sống, gắn bó chặt chẽ với nhân dân địa phương, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân để từ đó có các chinh sách quản lý phù hợp; phát hiện được những thiếu sót và hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để có biện pháp khắc phục kịp thời đồng thời phát huy những chính sách phù hợp; vận động, tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu và làm theo dường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tạo diều kiện phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
+ Thứ hai, Cán bộ cấp xã được bầu và Công chức cấp xã được tuyển dụng giữ chức vụ chức danh phù hợp với địa bàn lãnh thổ. Những người do bầu cử để đàm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ gồm có cán bộ của HĐND xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã), cán bộ UBND xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã) và cán bộ của các tổ chức chính trị- xã hội của xã (Bí thu, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
+ Thứ ba, cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện thẩm quyền của minh phù hợp với phạm vi địa bàn lãnh thổ. Cán bộ, công chức cấp xã là người thay mặt chính quyền địa phương trực tiếp thực hiện, điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương. Cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, gần gũi và gắn bó mật thiết với người dân địa phương đồng thời là người tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chình sách cùa Đảng. Khác với cán bộ, công chức trung ương, ở tinh, huyện, cán bộ, công chức cấp xã là những người ở sát dân, trực tiếp giải quyết các công việc đa dạng, phức tạp, nóng bỏng nhất của nhân dân; trực tiếp lắng nghe, thu thập, phản ánh ý kiến của nhân dân địa phương mà không thông qua một khẩu trung gian nào.
+ Thứ tư, chức danh công chức cấp xã khác với chức danh công chức ở phường. Do đặc thù của xã ở đô thị khác với xã ở nông thôn nên một số chức danh công chức ở cấp xã được quy định với tên gọi khác so với chức danh công chức ở phường.
+ Thứ năm, số lượng cán bộ, công chức cấp xã được quy định phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Đặc trưng của xã miền núi khác với xã ở đồng bằng, thị trấn nên việc quản lý, điều hành và thực hiện các chính sách ở mỗi địa phương này đòi hỏi một số lượng cán bộ, công chức cấp xã không giống nhau. Do đó việc bố trí số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã phải được thực hiện dựa theo kết quả phân loại đơn vị hành chính.
+ Thứ sáu, Cán bộ cấp xã được bầu cử căn cứ vào Luật và Điều lệ của tổ chức. Việc bầu cu các chức danh cán bộ cấp xã làm việc trong các cơ quan nhà nước như Chù tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chú tịch UBND được thực hiện theo quy định tại Luật tổ chức HĐND và UBND, Luật bầu cử đại biểu HĐND. Việc bầu cử các chức danh cán bộ cấp xã làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội như Bí thư, Phó Bí thu Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thự hiện theo Điều lệ của các tổ chức đó là chính.
Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội ở cơ sở. Cán bộ, công chức cấp xã chính là cầu nổi giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là nòng cốt để xây dựng chính quyền cơ sở, là trung tâm, định hướng trong lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của chính quyền địa phương, có tác động trực tiếp và ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hôi, giáo dục, anh ninh quốc phòng ở địa phương.