Nắm rõ quy định về thủ tục bồi thường nhà nước về thuế sẽ giúp cho người bị thiệt hại thuận lợi hơn trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Dưới đây là quy định của pháp luật về thời gian thụ lý hồ sơ bồi thường nhà nước về thuế.
Mục lục bài viết
1. Thời hạn thụ lý hồ sơ bồi thường nhà nước về thuế:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về thời gian thụ lý hồ sơ bồi thường nhà nước về thuế. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Quyết định 657/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy chế giải quyết bồi thường Nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp, có quy định cụ thể về vấn đề tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu bồi thường. Cụ thể như sau:
– Cơ quan thuế có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật, cần phải tiến hành thủ tục tiếp nhận hồ sơ sau đó ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường trong trường hợp nhận được yêu cầu của người bồi thường dưới hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp hồ sơ được gửi thông qua dịch vụ bưu chính thì theo quy định của pháp luật, tối đa trong khoảng thời hạn 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thuế ra phải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường và thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường cho người yêu cầu theo quy định của pháp luật;
– Trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thủ trưởng của các cơ quan thuế có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường cần phải thực hiện một số công việc cơ bản như sau: Yêu cầu người bồi thường phải bổ sung hồ sơ trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ, yêu cầu cơ quan nhà nước và yêu cầu chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động cung cấp đầy đủ văn bản làm căn cứ xác định yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường có đề nghị tới cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường tiến hành thủ tục thu thập văn bản đó và làm rõ nội dung văn bản để làm căn cứ yêu cầu bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật trong trường hợp nội dung của văn bản không rõ ràng;
– Trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu bồi thường của chủ thể có thẩm quyền đó là thủ trưởng các cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường theo như phân tích nêu trên, gửi yêu cầu bồi thường cần phải bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền cần phải cung cấp văn bản để sử dụng làm căn cứ yêu cầu bồi thường và làm rõ nội dung trong văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở lại khách quan nằm ngoài ý chí của con người theo quy định của pháp luật về dân sự sẽ không được tính vào thời hạn đó.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Quyết định 657/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy chế giải quyết bồi thường Nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp, có quy định cụ thể về vấn đề thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước về thuế. Cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời hạn hai ngày làm việc đầu tiên kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường còn phải thực hiện thủ tục thụ lý hồ sơ và ghi vào sổ thụ lý theo mẫu do pháp luật quy định, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Các cơ quan thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ không tiến hành hoạt động thụ lý hồ sơ khi có một trong các căn cứ cơ bản sau đây: Yêu cầu bồi thường không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật, yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế, thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết theo quy định của pháp luật, người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường, hồ sơ yêu cầu bồi thường không đầy đủ mà người yêu cầu bồi thường cũng không bổ sung theo quy định của pháp luật, yêu cầu bồi thường đã được tòa án có thẩm quyền thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự, yêu cầu bồi thường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chấp nhận giải quyết căn cứ theo quy định của luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
– Trong trường hợp nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp chuyển đến, thì cơ quan thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại cần phải tiến hành thủ tục thụ lý hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Việc thụ lý hồ sơ, không thụ lý hồ sơ phải được thông báo bằng văn bản và gửi cho người yêu cầu bồi thường phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không thụ lý thì cần phải trả lại hồ sơ và trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Như vậy có thể nói, theo phân tích nêu trên thì các cơ quan thuế giải quyết yêu cầu bồi thường cần phải tiếp nhận hồ sơ và ghi vào sổ thụ lý hồ sơ, sau đó cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ thông qua hình thức trực tiếp. Trong trường hợp nhận hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính thì trong khoảng thời gian tối đa 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết bồi thường còn phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người có yêu cầu bồi thường trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ cần phải ghi vào sổ thụ lý hồ sơ và thụ lý hồ sơ. Theo đó, thời hạn thụ lý hồ sơ bồi thường nhà nước về thuế sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi nào?
Tại khoản 2 Điều 10 của Quyết định 657/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy chế giải quyết bồi thường Nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp, các cơ quan thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ không tiến hành hoạt động thụ lý hồ sơ khi có một trong các căn cứ cơ bản sau đây:
– Yêu cầu bồi thường không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế;
– Thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết theo quy định của pháp luật;
– Người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường;
– Hồ sơ yêu cầu bồi thường không đầy đủ mà người yêu cầu bồi thường cũng không bổ sung theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu bồi thường đã được tòa án có thẩm quyền thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự;
– Yêu cầu bồi thường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chấp nhận giải quyết căn cứ theo quy định của Điều 55 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017;
– Yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
3. Thành phần hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước về thuế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Quyết định 657/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy chế giải quyết bồi thường Nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp, có quy định về hồ sơ yêu cầu bồi thường. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường sẽ bao gồm các văn bản sau: Văn bản yêu cầu bồi thường theo mẫu do pháp luật quy định, văn bản được xác định để làm căn cứ yêu cầu bồi thường, giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại, các tài liệu và chứng cứ liên quan đến việc yêu cầu bồi thường;
– Trong trường hợp người yêu cầu bồi thường được xác định là người thừa kế hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu nêu trên còn phải bổ sung các giấy tờ sau đây: Giấy tờ chứng minh thân nhân của người thừa kế và người đại diện của người bị thiệt hại, văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp thực hiện hoạt động ủy quyền theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người bị hại chết mà có gì chút thì cần phải cung cấp di chúc, trong trường hợp không có gì chút thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế;
– Văn bản yêu cầu bồi thường phải có những nội dung chính sau đây: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của người yêu cầu bồi thường, ngày tháng năm làm văn bản yêu cầu bồi thường, hành vi gây thiệt hại của những người thi hành công vụ, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, thiệt hại và cách tính thiệt hại, mất yêu cầu bồi thường, đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường, yêu cầu phục hồi danh dự trong trường hợp có nhu cầu, yêu cầu phục hồi quyền lợi ích hợp pháp trong trường hợp có nhu cầu;
– Người yêu cầu bồi thường cần phải nộp một bộ hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan thuế để giải quyết yêu cầu bồi thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017;
– Quyết định 657/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ban hành Quy chế giải quyết bồi thường Nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp.