Thời hạn tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính.
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính
Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp trên sẽ áp dụng biện pháp tạm giữ. Thời hạn tạm giữ được quy định tại khoản 8, Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
“ Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Luật sư
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra
Mục lục bài viết
1. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính
Căn cứ quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2013 về Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Tại Khoản 1 Điều 66 Luật này về Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính quy định về trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định.
Như vậy, việc giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không được quá thời hạn 30 ngày, nếu quá thời hạn trên thì phải có văn bản gia hạn. Trường hợp nếu không có văn bản gia hạn thì người có phương tiện bị tạm giữ có quyền yêu cầu phía cơ quan cảnh sát giao thông nơi xe bị thu giữ yêu cầu họ nhanh chóng hoàn thành việc điều tra và trả xe lại. Trường hợp có yêu cầu mà phía bên cơ quan thu giữ không tiến hành trả lại xe thì người có phương tiện có quyền yêu cầu lên cơ quan cấp trên trực tiếp để được nhanh chóng trả xe.
2. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 112/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2016/NĐ-CP thì tạm giữ người theo thủ tục hành chính là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm hành chính do người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp sau đây: cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác; khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng háo qua biên giới trong các trường hợp mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm; người có hành vi bạo lực gia đình.
Căn cứ Khoản 3 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn, nhưng cũng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Đối với trường hợp vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn, nhưng cũng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Theo yêu cầu của người bị tạm giữ và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, ngay sau khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo bằng văn bản, điện thoại, fax hoặc các phương tiện thông tin khác về quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho gia đình, nơi làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết. Nếu vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ biết và ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm (từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau) hoặc tạm giữ họ trên 6 giờ thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Trường hợp không xác định được cha, mẹ, người giám hộ hoặc vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo ngay cho người bị tạm giữ biết và phải ghi rõ lý do vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
Trường hợp người bị tạm giữ là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao (các tỉnh phía Bắc thông báo cho Cục Lãnh sự, các tỉnh phía Nam thông báo cho Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết; đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan.
Khi hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính, người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ hành chính, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ. Trường hợp người bị tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản, biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản, người đã ra quyết định tạm giữ.
3. Thời hạn tạm giữ xe vi phạm hành chính
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi, trường hợp của em vào ngày 03/09/2016 em cùng ông anh đi chung trên chiếc xe máy của em. Khoảng 23h15 ông anh cùng em nói dừng xe lại đi tiểu. Em dừng xe và anh bước xuống xe đi thì trong lúc đó công an xã đến hỏi: giờ này đi đâu em nói dừng xe cho ông anh tiểu, công an khám người và khám xe em thấy trên xe có cây dàn ná thun nên mời em về trụ sở. Ông anh kia sợ quá chạy mất. Công an mời em về trụ sở và đánh em. Em sợ quá nói đi bắt chó về ăn và bị lập biên bản. Cơ quan công an giữ xe vào ngày 03/09/2016 cho đến nay chưa giải quyết cho em. Mong có câu trả lời sớm giùm em như em và xe giải quyết thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh công an xã năm 2008 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã:
“…….
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
7. Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.”
8. Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
9. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
10. Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.
… “.
Điều 36 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định về việc xử lý vi phạm như sau:
“1. Trường hợp có căn cứ để cho rằng trong người hoặc trên phương tiện đang giấu, cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép thì các lực lượng chức năng đang thi hành công vụ phải kiểm tra, kiểm soát, thu giữ, tạm giữ người, phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì tuỳ theo tính chất, múc độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
… “.
Theo quy định trên, khi công an xã phát hiện bạn có mang vũ khí theo người thì có quyền tạm giữ người, phương tiện và lập
Về thời gian tạm giữ xe theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Như vậy, thời hạn tạm giữ xe của bạn tối đa là 30 ngày, hết thời hạn tạm giữ xe cơ quan công an phải trả lại xe cho bạn. Đến nay vụ việc của bạn chưa được xử lý thì bạn làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan công an nơi đang tạm giữ xe của bạn để yêu cầu giải quyết.
4. Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 31/8/2016: Lái xe của công ty đã gây tai nạn giao thông cho cụ ông 82 tuổi bị gãy chân (lý do cụ đi sai làn đường). Hiện tại lái xe đã tạm ứng một phần tiền viện phí là 40 triệu cho phía gia đình bị nạn. Công an Quận đã tạm giữ xe của công ty từ ngày 01/9 đến nay 10/9 (10 ngày). Xin quý công ty cho biết:
1. Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào?
2. Trách nhiệm của đơn vị chủ sở hữu chiếc xe. Xin chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
1. Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào?
Căn cứ Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
“…
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
… “.
Theo quy định trên, thời hạn tạm giữ xe vi phạm hành chính là 07 ngày, có thể kéo dài không quá 30 ngày. Nếu vụ việc phức tạp, cần thời gian xác minh, điều tra thì có thể gia hạn thêm không quá 30 ngày. Tổng thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính không quá 60 ngày. Như vậy, khi hết thời hạn 60 ngày thì cơ quan công an phải trả xe cho công ty bạn.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Do bạn chưa trình bày rõ lỗi gây ra tai nạn giao thông là lỗi của ai? Do đó, sẽ chia các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1:Lỗi gây ra tai nạn giao thông do người bị thiệt hại:
Căn cứ Đều 617 “Bộ luật dân sự 2015” quy định như sau:
“Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.”
Như vậy nếu lỗi gây ra tai nạn giao thông do người bị thiệt hại thì người lái xe và công ty không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp 2: Lỗi gây ra tai nạn giao thông do cả hai bên thì mỗi bên sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi lỗi của mình gây ra.
Đối với người đi bộ qua đường sẽ tự chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định trên.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Đối với ngườ lái xe của công ty bạn, Điều 618 “Bộ luật dân sự 2015” quy định Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau:
“Điều 618. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trước tiên công ty bạn đứng ra bồi thường cho người bị thiệt hại, sau đó yêu cầu người lái xe hoàn trả một khoản tiền tương ứng với số tiền công ty bồi thường.
Trường hợp 3: Do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tức có nghĩa là người lái xe không có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, do hệ thống phanh bị hỏng,… nên đã gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Căn cứ Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
“Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
… “.
Theo quy định trên, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường. Do đó, nếu việc gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì người lái xe phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp giữa công ty và người lái xe có thỏa thuận khác.