Mẹ em bị tạm giam trong khoảng bao lâu mới được tại ngoại để chờ xét xử? Hành vi của mẹ em có bị phạt tù không? Nếu có thì mất khoảng mấy năm?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của em như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Mẹ em năm nay 43 tuổi, bị bắt vì hành vi ghi số đề, giờ công an không cho gặp mặt. Khi công an bắt lúc đó trong người mẹ em có khoảng vài chục nghìn, nhưng khi ra tìm trong cốp xe có khoảng 6 triệu. Lúc đó mẹ có một phơi số và công an tìm xung quanh nhà thì có thêm 2 phơi số của ngày hôm qua. Công an bắt mẹ em là nhà của người khác chứ không phải ở nhà. Mẹ em làm số xố để kiếm đồng lời để sinh sống là thu nhập chính trong gia đình, nuôi mẹ già bị bệnh và các em nhỏ, đi lấy phơi của người khác sau đó đem qua cho thầu lớn hơn, tổng phơi hàng ngày mẹ làm dưới 10 triệu. Mẹ em chưa có tiền án tiền sự về tội tổ chức cờ bạc hay vấn đề khác, đây là lần đầu tiên mẹ vi phạm pháp luật. Mẹ em bị tạm giam trong khoảng bao lâu mới được tại ngoại để chờ xét xử? Hành vi của mẹ em có bị phạt tù không? Nếu có thì mất khoảng mấy năm? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, do bạn chưa nắm rõ tình hình và chưa cung cấp cụ thể thông tin nên chưa biết mẹ bạn đang bị tạm giữ hay đã bị khởi tố bị can và tạm giam. Tuy nhiên có thể cung cấp cho bạn 1 số thông tin cơ bản sau theo quy định của
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Thời hạn truy tố:
Điều 240. Thời hạn quyết định việc truy tố
1. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Việc giao, nhận các văn bản nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can hoặc người đại diện của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.
3. Các quyết định nêu tại khoản 1 Điều này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết định đó nếu thấy không có căn cứ hoặc trái pháp luật và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định đúng pháp luật.
Thời hạn chuẩn bị xét xử:
Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Tuy nhiên, cung cấp cho bạn thông tin về biện pháp bảo lĩnh như sau:
Điều 121. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Gia đình bạn có thể xem xét làm đơn bảo lĩnh cho mẹ bạn. Khi đó, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho được bảo lĩnh.
Luật sư
Hình phạt áp dụng đối với Tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự:
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn về Điều 249 Bộ luật hình sự:
Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự
1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:
a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc;
c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
2. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.
3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:
a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.
b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.
c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
Như vậy nếu mẹ bạn tổ chức đanh bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới bị áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Mục lục bài viết
1. Thời hạn tạm giam đối với người có hành vi đánh bạc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia, tôi có vấn đề cần hỏi như sau: “Chồng tôi bị công an huyện bắt về tội đánh bạc. Cụ thể như sau: Ngày mồng 7 âm lịch vừa qua làng tôi có hội, chồng tôi cùng 10 người nữa có đánh bạc tại ngã ba đường. Tôi không rõ trong sới bạc có bao nhiêu tiền. Nhưng trong người chồng tôi chỉ có từ 300.000 – 500.000 đồng. Có hai người xóc cái nhưng mới chỉ bắt được 1 người. Hiện tại tất cả đang bị tạm giam ở công an huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ngày mồng 10, gia đình tôi và các gia đình khác đã tới và làm đơn xin bảo lãnh nhưng chưa có phản hồi từ cơ quan chức năng. Vậy cho tôi hỏi: Trường hợp của chồng tôi sẽ bị tạm giam tối đa là bao lâu? Gia đình đã xin bảo lãnh thì có được tại ngoại không và nếu được thì sẽ được tại ngoại sau bao nhiêu ngày làm đơn? Mức xử phạt với chồng tôi tối đa là bao nhiêu? Có một số ý kiến cho rằng ngày 13, tất cả sẽ bị đưa vào trại giam Hỏa Lò để giam giữ. Điều này đúng hay sai? Tôi xin cảm ơn”.
Luật sư tư vấn:
– Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay vụ án của chồng bạn đang ở vào giai đoạn điều tra (vì còn một người xóc cái chưa bị bắt). Khoản 1 Điều 172
Như vậy, chồng của bạn sẽ bị tạm giam tối đa là 2 tháng theo quy định trên.
– Ngày mồng 10, gia đình bạn và các gia đình khác đã làm đơn xin bảo lĩnh (chứ không phải bảo lãnh) nhưng chưa nhận được phản hồi từ phía cơ quan chức năng. Vì để có thể bảo lĩnh cho chồng bạn thì ngoài yếu tố về nhân thân người tạm giam thì bản thân gia đình người bị tạm giam cũng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh”.
Theo khoản 1 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Do đó, việc gia đình xin bảo lĩnh, người tạm giam có được tại ngoại hay không và thời gian được tại ngoại sau khi làm đơn là bao lâu, cần phải xem quyết định của các cơ quan trên (cụ thể ở trường hợp này là phía công an huyện đang điều tra) có cho chồng bạn được bảo lĩnh hay không và nếu được tại ngoại thời gian được tại ngoại sẽ được ghi trong quyết định.
– Với hành vi đánh bạc trên thì theo quy định của Điều 321
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
– Đối với ý kiến cho rằng “ngày 13, tất cả sẽ bị đưa vào trại giam Hỏa Lò để giam giữ” điều này là sai.
2. Thời hạn tạm giam đối với bị can đánh bạc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi có một câu hỏi muốn xin ý kiến Luật sư. Em trai tôi hiện đang bị cơ quan điều tra bắt giữ đến nay được 01 tháng 06 ngày nhưng đến nay vẫn chưa được tại ngoại do tội đánh bạc. Tài sản mà công an thu giữ được trên chiếu bạc là 40 triệu đồng. Vậy thưa Luật sư, thời gian tạm gia để điều tra như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 321, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì đối với số tiền cùng hiện vật mà cơ quan công an thu thập được thì những người tham gia đánh bạc có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mặt khác theo quy định tại khoản 1 Điều 173, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì thời hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 2 tháng .
3. Trách nhiệm hình sự và thời hạn tạm giam với người đánh bạc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Chồng em chơi liêng với mấy người bạn bè cùng công ty. Khi bị bắt trên chiếu và trong người của 4 người thu được 7,8 triệu. Chồng em chưa bị tiền án tiền sự gì, phạm tội lần đầu. Vậy chồng em sẽ bị phạt như thế nào? Tạm giam bao lâu? Tại sao Em không được vào thăm? Đến nay đã được 7 ngày rồi.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự. Căn cứ vòa những gì bạn nó thì chồng bạn ở đây có thực hiện hành vi đánh bạc được thua bằng tiền, hành vi này được tiến hành một các trái phép. Do vậy, hành vi này đã cấu thành Tội đánh bạc quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
Đồng thời, trách nhiệm hình sự với chồng chị sẽ tính trên số tiền 7,8 triệu đồng
Căn cứ vào những gì bạn nêu thì hành vi của chồng bạn đã phạm vào Tội đánh bạc quy định tại Khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Loại hình phạt và mức hình phạt sẽ do Tòa án quyết định trên cơ sở xem xét đầy đủ, khách quan tất cả các tình tiết của vụ án.
Thứ hai, về thời hạn tạm giam. Tùy vào tính chất của từng vụ việc mà thời hạn tạm giam đối với từng vụ việc cụ thể là khác nhau.
Đối với trường hợp này, chồng bạn phạm tội theo khoản 1 Điều 321 là tội phạm ít nghiêm trọng nên thời hạn tạm giam sẽ xác định như sau:.
– Đối với giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam, có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng.
– Đối với giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có thể ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam đối với giai đoạn này là không quá 20 ngày.
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Tòa án có thể ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam không quá 30 ngày. Đối với vụ án phúc tạp có thể gia hạn thêm nhưng không quá 15 ngày.
– Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Tuy là pháp luật quy định biện pháp tạm giam có thể được áp dụng trong nhiều giai đoạn và thời hạn tạm giam là khác nhau nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng hết tất cả các quy định trên. Mà căn cứ vào tình hình cụ thể xét thấy việc tạm giam chồng bạn là không cân thiết nữa (ví dụ: có biểu hiện thành khẩn khai báo, không có biểu hiện trốn tránh, việc điều tra đã xong…) thì cơ quan có thẩm quyền có thể thả tự do cho chồng bạn.
Thứ ba, về việc gặp gỡ người bị tạm giam.
Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định:
“Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng…” và “Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam”
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể gặp chồng bạn trong quá trình tạm giam nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án, tùy vào giai đoạn của vụ án mà đó có thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trường hợp, bạn muốn vào thăm chồng, bạn có thể đến xin phép các cơ quan có thẩm quyền được gặp chồng của mình.
4. Thời hạn tạm giữ tạm giam người đánh bạc
Tóm tắt câu hỏi:
Cách đây hơn 1 tháng chồng tôi đến xem một nhóm đối tượng đánh bạc một lúc thì ra về. Khoảng 3 tiếng sau nhóm này bị công an bắt. Trong nhóm bị bắt này có 16 người nhưng có 4 người khai ra là chồng tôi có tham gia. Hiện tại các đối tượng này đã được tại ngoại còn chồng tôi lại có lệnh tạm giam 3 tháng để điều tra. Như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Về thời hạn tạm giam để điều tra Khoản 1, Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
“- Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng..
–Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội đánh bạc như sau:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.
Khoản 1, Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định:
“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình“.
Do theo thông tin bạn cung cấp chồng bạn chỉ đến xem các đối tượng đánh bạc một lúc thì ra về trong khi đó có 4 người khai ra là chồng bạn có tham gia nên trong trường hợp này, cơ quan điều tra có căn cứ tạm giam chồng bạn để điều tra. Vì chưa có thông tin cụ thể về các chứng cứ thu thập được tại hiện trường đánh bạc nên chúng tôi chưa thể đưa ra nhận chính xác về khung hình phạt áp dụng đối với chồng bạn để định loại tội danh nếu chồng bạn có hành vi cấu thành tội đánh bạc. Trên cơ sở thông tin bạn trình bày, đối với trường hợp này, có hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Có căn cứ chứng minh hành vi của chồng bạn cấu thành tội đánh bạc theo Khoản 1, Điều 321 nêu trên thì theo Khoản 1, Điều 9 đây là tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó trong trường hợp này, thời gian tạm giam đối với chồng bạn là không quá 02 tháng và chỉ có thể gia hạn một lần không quá 01 tháng. Như vậy thời gian tạm giam của chồng bạn là không quá 03 tháng.
Trường hợp 2: Có căn cứ chứng minh hành vi của chồng bạn cấu thành tội đánh bạc theo Khoản 2, Điều 321 nêu trên thì theo Khoản 1, Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đây là tội phạm nghiêm trọng. Trong trường hợp này, thời gian tạm giam đối với chồng bạn là không quá 03 tháng và có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá hai tháng.
Như vậy, qua phân tích trên, để biết được việc tạm giam chồng bạn trong thời hạn 03 tháng có đúng hay không bạn cần đối chiếu các trường hợp trên để xác nhận vấn đề bạn nêu. Khi hết thời hạn tạm giam nếu cơ quan công an điều tra không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể trả tự do cho chồng bạn.
5. Thời hạn tạm giữ phương tiện do đánh bạc trái phép
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi chơi cờ Cá ngựa 4 người. Công an tới mọi người đều chạy nhưng chỉ mình tôi bi bắt. Tiền và hiện vật không tới 300.000 đồng. Tiền trên người thì không có. Vậy mà công an giam xe tôi 2 ngày mà không cho lấy ra. Và đòi giam người luôn. Cho hỏi tôi phải làm sao để công an trả lại xe?
Luật sư tư vấn:
Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi sung 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
Nếu cơ quan công an trong quá trình điều tra xác minh được những người đánh bạc, tổng số tiền tại ngày hôm đó từ 5 triệu đồng trở lên thì anh và những người cùng đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc theo quy định Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
* Thời gian tạm giữ phương tiện:
Theo thông tin bạn cung cấp, hiện mới chỉ có một mình bạn bị công an bắt, còn những người còn lại đã chạy thoát, thì vụ án này vẫn còn đang ở trong giai đoạn điều tra. Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 xử lý vật chứng:
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không quy định cụ thể thời gian tạm giữ phương tiện. Nếu phương tiện là vật chứng của vụ án, cơ quan điều tra có quyền tạm giữ để phục vụ trong quá trình điều tra, nếu thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì cơ quan công an sẽ trả lại cho chủ sở hữu.
* Về thời hạn tạm giam:
Theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn tạm giam để điều tra được quy định như sau:
+ Không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiệm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
+ Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn điều tra có thể được gia hạn
Nếu hết thời hạn tạm giam mà không có căn cứ để khởi tố hình sự thì bạn được trả tự do và trả lại xe cho bạn.
6. 20
Tóm tắt câu hỏi:
Em nhờ luật sư giúp em câu hỏi: Bạn em mù chữ đi đánh bạc bị bắt, tạm giam tối đa là bao nhiêu ngày? Khi xử thì lĩnh án bao nhiêu năm tù và lĩnh án gì? (Tổng số người tham gia đánh bạc là 24 người trên chiếu đánh bạc thu được hơn 50 triệu)
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 173
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Luật sư tư vấn tạm giam điều tra về hành vi đánh bạc:1900.6568
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn của bạn bị tạm giam với hành vi đánh bạc trái phép. Cơ quan công an thu giữ được trên chiếu bạc số tiền đánh bạc trên 50 triệu đồng. Điều 321
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng“.
Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP như sau:
“Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
+ Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
+ Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Như vậy, đối với trường hợp tiền hoặc hiện vật mà cơ quan công an thu được có giá trị trên 50 triệu đồng thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 321