Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan theo quy định mới nhất? Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.
Đất đai, quyền sử dụng đất đối với đất đai là những tài sản có giá trị lớn, vì lẽ đó, người sử dụng đất đều mong muốn có thể bảo vệ tốt phần đất thuộc về quyền sử dụng hợp pháp của mình, hay tìm cách có thêm nhiều phần đất thuộc quyền sử dụng đất của mình. Chính vì vậy, việc người ta kiện nhau ra Tòa án để tranh chấp đòi phân chia đất đai, hay việc hàng xóm với nhau kiện cáo, tranh chấp đòi từng m2 (mét vuông) đất trên thực tế không phải là chuyện hiếm gặp xưa nay.
Và mỗi trường hợp tranh chấp, đều có thể được giải quyết bằng các hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau. Vậy có bao nhiêu hình thức giải quyết tranh chấp đất đai và nên sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp nào thì có lợi cho cả hai bên? B ạn đã biết thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan theo quy định mới nhất? Qua bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải quyết vấn đề này cho bạn
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015;
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ;- Luật đất dai 2013.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đất đai là gì? Tranh chấp đất đai là gì ?Thời hạn là gì?
- 2 2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất
- 3 3. Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân
- 4 4. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự tại Tòa án
1. Đất đai là gì? Tranh chấp đất đai là gì ?Thời hạn là gì?
Tranh chấp đất đai là một hình thức tranh chấp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đương sự yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thường chỉ chú ý đến thủ tục giải quyết mà không chú ý đến thời hạn của các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Theo hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cơ sở pháp lý xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đất đai được quy định tại Điều 53 Hiến pháp nước Việt Nam 2013:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
– Căn cứ vào Khoản 24 Điều 3 Luật đất dai 2013 về giải thích từ ngữ tranh chấp đất dai như sau
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
– Căn cứ vào Điều 144 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hạn như sau
1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
>>> Luật sư
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất
Bước đầu tiên và cũng là bước bắt buộc( trừ những trường hợp ngoại lệ ) đó chính là hòa giải tranh chấp đất đai căn cứ vào Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Khi các bên tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“Điều 203 Luật Đất đai 2013
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
chúng ta có thể thấy rằng thời hạn luôn đi liền với thủ tục hành chính, thời hạn sinh ra là để ràng buộc về thủ tục hành chính đối với cơ quan có thẩm quyền.Như những điều khoản như trên, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bào gồm những bước sau đây
- Hòa giải tranh chấp đất đai
- Giải quyết tranh chấp đất đai nếu không hòa giải được:
-
- Giải quyết theo thủ tục hành chính tại UBND cấp Huyện, Tỉnh,Bộ
- Giải quyết theo tố tụng dân sự tại Tòa án
-
3. Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân
Khoản 40 Điều 2
3. Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:
a) Hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày;
b) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;
c) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;
d) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;
đ) Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.
lưu ý: Thời gian quy định tại các khoản này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
5. Thời gian thực hiện đồng thời nhiều thủ tục hành chính về đất đai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá tổng thời gian thực hiện các thủ tục đó theo quy định tại Điều này.”
Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai sẽ song song với tiến trình giải quyết tranh chấp đất đai
Trong trường hợp hai bên không chấp thuận với thủ tục hòa giải thì
- Đối với trường hợp không có các giấy tờ theo điều 100 thì có thể giải quyết tại UBND hoặc Tòa án
- Đối với trường hợp có các giấy tờ theo điều 100 thì giải quyết tại Tòa án
4. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự tại Tòa án
Giai đoạn chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử (tối đa là 06 tháng), cụ thể:
– Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử sơ thẩm (tối đa không quá 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử).
– Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa;
– Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Như vậy, thời hạn kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm tối đa là 08 tháng, nếu vụ án không bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ.