Chế độ trợ cấp thai sản là một trong những chế độ quan trọng mang tính xã hội hóa cao, đây là một trong các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc có ý nghĩa to lớn đối với lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản. Vậy thời gian giải quyết hưởng chế độ thai sản hiện nay là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thời hạn giải quyết chế độ thai sản. Trên thực tế thì có thể nói, trợ cấp thai sản là một trong những chế độ chính sách bảo hiểm xã hội vô cùng quan trọng hướng tới mục tiêu đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi họ mang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và đảm bảo thu nhập cho lao động nam khi có vợ sinh con. Người phụ nữ nói chung và người lao động nói riêng có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội, vì vậy chế độ trợ cấp thai sản là một trong những chế độ được thực hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Vì vậy, pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về thời hạn giải quyết chế độ thai sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 102 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định cụ thể về thời hạn giải quyết chế độ tài sản. Theo đó, thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản sẽ được thực hiện như sau:
– Trong khoảng thời gian 45 ngày trở lại làm việc của người lao động, người lao động cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp hồ sơ căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 cho người sử dụng lao động được xem xét hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm người lao động sinh con, trước thời điểm nhận nuôi con nuôi thì thành phần hồ sơ sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Điều 101 Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019, đồng thời xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ lập hồ sơ căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, sau đó nộp về cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Trách nhiệm và nghĩa vụ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động của Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật từ phía người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội bắt buộc phải giải quyết và tổ chức hoạt động chi trả chế độ thai sản cho người lao động. Đồng thời, trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định từ phía người lao động thôi việc khi người lao động đó thôi việc trước thời điểm sinh con/trước thời điểm nhận nuôi con nuôi, Cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải giải quyết và tổ chức chi trả chế độ thai sản cho người lao động đó;
– Trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Như vậy, tổng thời gian giải quyết hưởng chế độ thai sản cho người lao động là 65 ngày (bắt đầu kể từ giai đoạn người lao động chuẩn bị hồ sơ).
2. Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ giải quyết chế độ thai sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản được xác định như sau:
– Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ sinh con sẽ bao gồm các loại tài liệu sau đây:
+ Bản sao của giấy khai sinh hoặc bản sao của giấy chứng sinh;
+ Giấy chứng tử của con trong trường hợp người con đã chết, giấy chứng tử của người mẹ trong trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng của người mẹ sau khi sinh con tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con;
+ Hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh tuy nhiên chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc người lao động nữ bắt buộc phải nghỉ việc để hưởng chế độ dưỡng thai căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
– Trong trường hợp người lao động nữ đi khám, sảy thai, thực hiện thủ tục nạo thai, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 bắt buộc phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
– Trong trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng, thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
– Trong trường hợp người lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con thì bắt buộc phải có giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của đứa trẻ, giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con cần phải thực hiện thủ tục phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Danh sách người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động tạo.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản gửi tới Cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải bao gồm các thành phần cơ bản nêu trên.
3. Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định cụ thể về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Cụ thể như sau:
– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam có tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con.
– Người lao động khi thuộc một trong những trường hợp hưởng chế độ thai sản bắt buộc phải tham gia chế độ bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi;
– Người lao động đã tham gia chế độ bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Theo đó thì có thể nói, người lao động nữ để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi người lao động nữ đó sinh con. Ngoài ra, trong trường hợp người lao động nữ nghỉ sinh con đã tham gia chế độ bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai bắt buộc phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi người lao động nữ đó nghỉ sinh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: