Thời hạn điều tra vụ án hình sự? Các trường hợp được gia hạn điều tra? Thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự.
Hiện nay tình hình phạm tội trên các địa bàn, địa phương cả nước đang ngày càng gia tăng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng ngày càng lớn. Theo đó, sau khi dựa trên các phương thức phát hiện tội phạm do luật định, cơ quan điều tra phải tiến hành thủ tục điều tra vụ án hình sự để xác minh sự việc, xác định xem có đủ yếu tố cấu thành tội phạm để khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không.
Tuy nhiên đối với các vụ án nhất định, cũng như đối với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhất định thì cũng sẽ có thời hạn điều tra nhất định, đồng thời cũng sẽ có quy định về gia hạn thời hạn điều tra nhất định. Như vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, tránh tình trạng án oán xảy ra thì bị can, người bị hại, cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng phải nắm rõ những quy định mới nhất của pháp luật tố tụng hình sự về vấn đề thời hạn điều tra vụ án hình sự.
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự
- 2 2. Gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự
- 3 3. Thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự
- 4 4. Thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
- 5 5. Quy định của pháp luật về thời hạn điều tra
- 6 6. Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao nhiêu lâu?
- 7 7. Thời hạn điều tra và điều tra bổ sung
- 8 8. Thời hạn điều tra, truy tố và đưa vụ án ra xét xử vụ án hình sự
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự
Theo quy định của pháp luật để xác định được thời hạn điều tra vụ án hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định theo các loại tội phạm được phân loại. Để phân loại tội phạm cần phải xác định được tính chất, mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì thời hạn điều tra vụ án hình sự càng lâu.
Theo đó:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng:
Thời hạn điều tra vụ án hình sự là không được quá 02 tháng. Trong đó tội phạm ít nghiêm trọng được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 là khi tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ở mức không lớn và mà khung hình phạt có mức cao nhất là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù giam đến ba năm thường được quy định tại khoản 1 của các điều luật.
– Đối với tội phạm nghiêm trọng:
thời hạn điều tra là không quá 03 tháng. Tội phạm nghiêm trọng được xác định tương tự như tội phạm ít nghiêm trọng, có ngưỡng cao nhất của khung hình phạt là từ ba đến bảy năm tù giam và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là lớn, thường được ghi nhận tại các khoản 2 của điều luật.
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn điều tra vụ án hình sự trong trường hợp này là không được quá bốn tháng. Trong đó:
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bao gồm các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự mà có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tù giam từ 15 đến 20 năm hoặc cao nhất là tử hình với mức độ nguy hiểm cho xã hội được xác định là đặc biệt lớn, thường được quy định tại khoản 4 của các điều luật.
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là loại tội phạm trong đó hành vi phạm tội có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội ở mức rất lớn và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là 07 đến 15 năm tù giam và thường được nhà làm luật ghi nhận tại khoản 3 của các điều luật.
Thời gian để tính thời hạn điều tra vụ án hình sự là từ khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án cho đến khi chấm dứt các thời hạn đã nêu trên.
2. Gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự
Đối với các vụ án hình sự do một vài lý do khách quan hoặc do vụ án mang tính chất phức tạp thì sẽ được gia hạn thời hạn điều tra, cụ thể như sau:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: được tiến hành gia hạn thời hạn điều tra thêm một lần với thời gian không quá hai tháng.
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng: cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được gia hạn thêm hai lần sau khi hết thời hạn điều tra, trong đó lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai được gia hạn thêm nhưng không quá hai tháng.
+ Đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng: cũng được gia hạn thêm không quá hai lần như tội phạm nghiêm trọng, trong đó mỗi lần gia hạn không được lớn hơn bốn tháng.
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: thì có thể gia hạn điều tra không quá ba lần, trong đó mỗi lần gia hạn có thời hạn điều tra nhiều nhất là bốn tháng. Vậy thời gian điều tra tổng hợp của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá 16 tháng. Tuy nhiên đối với những vụ án có tính chất phức tạp khi đã hết thời hạn điều tra nhưng vẫn chưa thể kết thúc, hoàn thành được công tác điều tra thì có quyền gia hạn thêm không quá bốn tháng trong một lần gia hạn.
Riêng đối với các tội về xâm phạm an ninh quốc gia thì không phụ thuộc vào việc phân loại tội phạm, bất cứ loại tội phạm nào cũng có thể gia hạn thêm nhưng không được quá 04 tháng trong một lần gia hạn.
– Đối với các trường hợp bổ sung, thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra vụ án hình sự không vượt quá thời hạn nêu trên.
– Thời hạn ra Quyết định gia hạn thời hạn điều tra là không quá 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra đã được nêu trên.
3. Thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự
Đối với quyết định gia hạn thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải trình Viện kiểm sát phê duyệt và quyết định. Theo đó thẩm quyền gia hạn thời hạn điều tra của Viện kiểm sát cụ thể như sau:
– Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự trong các trường hợp sau:
+ Gia hạn lần thứ nhất đối với tội phạm ít nghiêm trọng, rất nghiêm trọng;
+ Gia hạn lần thứ nhất và lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng;
– Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thẩm quyền gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự trong các trường hợp sau:
+ Gia hạn lần thứ nhất đối với tội phạm ít nghiêm trọng đối với các vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh hoặc cấp quân khu thụ lý điều tra;
+ Gia hạn lần thứ hai đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ Gia hạn lần thứ nhất và thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đối với các vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh hoặc cấp quân khu thụ lý điều tra;
+ Gia hạn lần thứ nhất và thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương có thẩm quyền gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự khi:
+ Gia hạn lần thứ ba đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Tất cả các vụ án ở các mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội mà do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra;
Các trường hợp phải tiến hành phục hồi điều tra, điều tra lại hoặc điều tra bổ sung vụ án hình sự thì theo quy định tại Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sẽ được gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự với thẩm quyền gia hạn thời hạn điều tra tương tự như khi điều tra lần đầu theo quy định nêu trên.
Như vậy đối với các quy định về thời hạn điều tra vụ án hình sự cũng như thời hạn gia hạn điều tra nêu trên luật quy định rất rõ ràng và chi tiết, trên thực tế phù hợp và đáp ứng được trách nhiệm phát hiện tội phạm của cơ quan điều tra. Người phạm tội cũng như cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự cần phải nắm rõ những quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này để tránh ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo phát hiện tội phạm cũng như thực hiện đúng các chức năng của cơ quan tiến hành tố tụng.
4. Thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Thời hạn điều tra được Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:
Điều 119. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
5. Quy định của pháp luật về thời hạn điều tra
Điều 119 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về thời hạn điều tra như sau:
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
6. Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao nhiêu lâu?
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về thời hạn điều tra đối với vụ án hình sự tại Điều 119 như sau:
Điều 119. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
7. Thời hạn điều tra và điều tra bổ sung
Tóm tắt câu hỏi:
Cách đây 3 tháng, mẹ tôi bị giết và tất cả còn đang trong vòng điều tra. Hiện nay vẫn chưa rõ manh mối hay nghi can nào. Do nguyên nhân cái chết có thể xoay xung quanh quan hệ xã hội, tình – tiền, nên mọi hướng điều tra hiện nay đang rơi vào ngõ cụt. Phía công an và pháp y cũng không cho biết thông tin ra sao ngoài các chi tiết hiển nhiên là chết do đa chấn thương. Tôi ở nước ngoài nên mọi việc ở Việt Nam đều hỏi han thông qua người thân và số điện thoại của công an thụ lí vụ việc. Xin hỏi Luật sư tôi có thể làm gì để tác động đến quá trình điều tra?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 119 Bộ Luật tố tụng hình sự về thời hạn điều tra quy định:
“1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.”
Như vậy, căn cứ Điều 119 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định rất chi tiết về thời hạn điều tra và điều tra bổ sung, thì với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời giạn điều tra là không quá bốn tháng và có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng. Theo như thông tin bạn cung cấp thì cơ quan điều tra không vi phạm quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Nếu sau khi hết thời hạn điều tra và điều tra bổ sung mà việc điều tra không có tiến triển thì bạn có thể làm đơn khiểu nại khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại chương XXV của Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 122 Bộ Luật Tố tụng hình sự về giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng quy định:
“Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXV của Bộ luật này.”
Theo đó, nếu bạn có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra phải trả lời và nêu rõ lý do. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của cơ quan điều tra thì bạn có quyền khiểu lại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Thời hạn điều tra, truy tố và đưa vụ án ra xét xử vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Vụ án giết người xảy ra vào ngày 21/4/2016 tại khách sạn Sao Băng, phường Dĩ An, thi xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Xin hỏi luật sư đến nay đã hơn 6 tháng nhưng chưa xét xử. Không biết thời hạn tối đa đưa vụ án ra tòa là bao lâu?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, thời hạn điều tra vụ án hình sự:
Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định thời hạn điều tra như sau:
+ Tội ít nghiêm trọng: 02 tháng, có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
+ Tội nghiêm trọng: 03 tháng, có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
+ Tội rất nghiêm trọng: không quá 04 tháng, có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
+ Tội đặc biệt nghiêm trọng: không quá 04 tháng, có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
Ngoài ra, Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại được quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như sau:
“1. Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 119 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
3. Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.”
Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định thời hạn quyết định truy tố như sau: Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; hoặc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử như sau:
“1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.”
Như vậy, có thể thấy, thời gian tối đa để điều tra, truy tố và đưa vụ án ra xét xử phụ thuộc vào từng loại tội phạm và tính chất của vụ án hình sự.
Trên đây là thời hạn điều tra, truy tố và đưa vụ án ra xét xử vụ án hình sự, bạn có thể đối chiếu quy định trên vào vụ án giết người để xác định thời hạn tối đa đưa vụ án ra xét xử tại Tòa án.