Đại diện là gì? Căn cứ xác lập quyền đại diện? Thời hạn đại diện?
Quan hệ đại diện nói một cách đơn giản nhất đó chính là xuất phát từ hai bên xác lập để thực hiện các giao dịch dân sự, Đại diện có các hình thức khác nhau đó chính là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Theo đó tùy từng hình thức mà có pháp luật quy định khác nhau. Vậy thời hạn đại diện và căn cứ xác lập quyền đại diện trong các trường hợp cụ thể được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật dân sự 2015
1. Đại diện là gì?
Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 đưa ra khái niệm về đại diện đó là:
” Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Đại diện phải được thực hiện theo phạm vi đại diện theo từng loại đại diện (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền).”
Như vậy theo quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự và phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện theo quy định. Theo đó nên trong những trường hợp pháp luật có quy định, người đại diện phải đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể để đảm bảo cho việc nhân danh và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người được đại diện một cách tốt nhất.
2. Căn cứ xác lập đại diện
Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”
Theo điều luật trên thì đại diện bao gồm hai loại: Đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật.
Đại diện theo ủy quyền được xác lập từ sự ủy quyền của người được đại diện cho người đại diện. Nói cách khác, quan hệ đại diện theo ủy quyền chỉ hình thành khi trước đó, giữa người được đại diện và người đại diện đã xác lập với nhau một quan hệ ủy quyền, trong đó người được đại diện là người ủy quyền, người đại diện là người được ủy quyền.
Đại diện theo pháp luật được xác lập theo một trong các căn cứ sau đây:
– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Trong trường hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chỉ định người đại diện cho cá nhân.
Ví dụ như việc Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. (Đoạn 2 khoản 1 Điều 24
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định (Khoản 2 Điều 136 bộ luật dân sự năm 2015)
Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện (Khoản 3 Điều 136 bộ luật dân sự 2015).
Theo đó các trường hợp là pháp nhân phi thương mại thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn, đại diện theo pháp luật của một trường đại học công lập là Hiệu trưởng (Theo
Kết luận: chúng ta có thể đưa ra kết luận về vấn đề này đó là đối với việc xác lập quyền đại diện phải theo các căn cứ để có thể xác định, có thể đại diện theo pháp luật và theo ủy quyền. Tuy nhiên đối với trường hợp đại diện phải đáp ứng được các điều kiện về chủ thể theo quy định đã nêu như trên.
3. Thời hạn đại diện
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể về thời hạn đại diện như sau:
“ Điều 140. Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết
c) Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết, người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại,
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại,
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”
Thời hạn đại diện là khoảng thời gian mà trong đó, người đại diện có quyền nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Căn cứ dựa trên quy định tại khoản 1 điều 140 như trên có thể thấy khoảng thời gian này có thể được xác định theo văn bản ủy quyền (chẳng hạn, người đại diện theo pháp luật của, theo đó có thể được xác định theo điều lệ (chẳng hạn, điều lệ của một pháp nhân thương mại xác định Tổng giám đốc là người đại diện của pháp nhân theo nhiệm kỳ thì thời hạn đại diện được xác định theo nhiệm kỳ của chức vụ Tổng giám đốc); có thể được xác định theo quy định của pháp luật (chẳng hạn, cha, mẹ đại diện cho con chưa thành niên thì thời hạn đại diện được xác định từ thời điểm người con sinh ra cho đến khi người con đó thành niên). Trong trường hợp không thể xác định được thời hạn đại diện theo khoản 1 thì thời hạn đại diện được xác định cụ thể như sau:
– Nếu trong trường hợp khi không xác định được thời hạn đại diện nếu quyền đại diện theo quy định được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính theo quy định đó là đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó. Ví dụ: Chị An ủy quyền cho Chị Lệ nhân danh mình để xác lập, thực hiện với Chị Na một hợp đồng gia công nhưng hợp đồng ủy quyền không xác định thời hạn thì thời hạn đại diện trong trường hợp này được tính đến thời điểm hợp đồng gia công chấm dứt.
Ngoài ra thì nếu thuộc các trường hợp khi thực hiện quyền đại diện của mình với thời hạn 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyển đại diện theo quy định. Ví dụ cụ thể như chị An ủy quyền cho Chị Thủy nhân danh mình để đòi khoản nợ ở Chị Lê mà trong hợp đồng ủy quyền không xác định thời hạn đại diện là một năm tính từ thời điểm ủy quyền có hiệu lực pháp luật.
Theo đó khi thuộc các trường hợp không xác định được thời hạn ủy quyền nếu đại diện theo ủy quyền được hình thành từ một hợp đồng dân sự thì mỗi bên chỉ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền (đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền) nếu bên kia “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền với đủ điều kiện trên thì đại diện theo ủy quyền chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.
Không xác định được thòi hạn theo quy định trong trường hợp người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết, người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại theo quy định. Trong đại diện theo ủy quyền, người được đại diện là người đã ủy quyền cho người khác thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của mình. Chính vì vậy nếu bên được đại diện đã chết (cá nhân), đã chấm dứt tồn tại (pháp nhân) thì đại diện theo ủy quyền chấm dứt. Như vậy nên việc xác định thời hạn đại diện là một yếu tố quan trọng và được pháp luật dân sự việt nam quy định cụ thể, khi thực hiện đại diện theo quy định của pháp luật cần lưu ý thực hiện đúng quy định về xác định thời hạn này.
Trên đây là thông tin của công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung thời hạn đại diện và căn cứ xác lập quyền đại diện và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.