Để đảm bảo vừa sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống có đầy đủ kiến thức trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tối đa sức khỏe của người tiêu dùng thì pháp luật đặt ra yêu cầu các đối tượng này cần phải tập huấn. Vậy thời hạn của giấy tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm được quy định là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn của giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP?
Hiện nay, Bộ công thương đã ban hành Công văn 5845/BCT-KHCN, quy định và hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Luật an toàn thực phẩm. Theo đó, trả lời công văn của Sở công thương các tỉnh/thành phố về việc hướng dẫn thực hiện hoạt động triển khai trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân công cụ thể tại Luật an toàn thực phẩm, Bộ công thương đã có ý kiến trả lời về thời hạn cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công thương cụ thể như sau:
– Đối với những cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh thực phẩm trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ y tế cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn và còn hiệu lực, sẽ được tiếp tục thực hiện kéo dài cho đến hết thời hạn được ghi nhận trong giấy chứng nhận;
– Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trước đây đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ y tế cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tuy nhiên không quy định cụ thể về thời hạn, thì sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 03 năm được tính kể từ ngày ký;
– Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trước đây đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ y tế cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm không quy định cụ thể thời hạn, tuy nhiên đã quá 03 năm được tính kể từ ngày ký thì có sẽ có giá trị kéo dài đến hết ngày 30 tháng 06 năm 2013.
Căn cứ theo quy định tại Điểm 11 của Công văn 5845/BCT-KHCN của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm, có quy định cụ thể về thời hạn của giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Theo đó, giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của các chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc danh sách các cán bộ của cơ quan trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền được Bộ công thương chỉ định cung cấp, sẽ có thời hạn trong khoảng thời gian 01 năm được tính kể từ ngày cấp.
Theo đó thì có thể nói, thời hạn của giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hiện nay được xác định là 01 năm được tính kể từ ngày cấp.
2. Đối tượng được cấp giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của các chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm sẽ do chủ cơ sở xác nhận;
– Đối tượng để được cấp giấy xác nhận về việc đã tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bao gồm:
+ Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo đó, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền hợp pháp điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
+ Người trực tiếp sản xuất kinh doanh. Theo đó, người tham gia trực tiếp vào các giai đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.
Theo đó thì có thể nói, đối tượng được cấp giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bao gồm 02 đối tượng theo như phân tích nêu trên.
3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ xin cấp giấy xác nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật an toàn thực phẩm năm 2018 và Thông tư
– Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản thuyết minh và cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm do các cơ sở y tế cấp huyện trở lên cung cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Theo đó thì có thể nói, giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy tờ cần thiết của hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất luật an toàn thực phẩm năm 2018 có quy định về thẩm quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó, bộ trưởng Bộ y tế, bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn, bộ trưởng Bộ công an là chủ thể có thẩm quyền quy định cụ thể về thẩm quyền cấp và thu hồi đối với giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực mà mình được phân công quản lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Công văn 5845/BCT-KHCN của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm;
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm.
THAM KHẢO THÊM: