Trước khi đưa vụ án ra xét xử thì đòi hỏi trước đó phải có sự chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng về những thành phần, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, chứng minh, những thủ tục hành chính khác chuẩn bị đưa vụ án xét xử... khoảng thời gian làm những công tác đó được gọi là thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án.
Mục lục bài viết
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử là gì?
– Thời hạn chuẩn bị xét xử là khoảng thời gian mà khi đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng như: thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh, cấp, tống đạt,
– Tòa vào từng vụ án khác nhau, mức độ, tính chất, quy mô của từng vụ án mà thời hạn chuẩn bị xét xử cũng có sự dài, ngắn khác nhau nhưng phải tuân theo những quy định của pháp luật về thời hạn chuẩn bị xét xử. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp, quy mô lớn, có sự liên đới của nhiều người hoặc có thể là những vụ ” đại án” thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ kéo dài. Và ngược lại, đối với những vụ án có tính chất đơn giản, quy mô nhỏ thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ ngắn hơn mà pháp luật đã quy định.
– Thời hạn chuẩn bị xét xử có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đưa vụ án ra xét xử. Bởi lẽ, việc quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ là khoảng thời gian để chuẩn bị cho công tác đưa vụ án ra xét xử, nếu không có thời hạn để chuẩn bị xét xử thì chắc chắn việc xét xử một vụ án sẽ không được diễn ra một cách kỹ lưỡng, chuẩn chỉ, đảm bảo đầy đủ những nội dung theo trình tự, thủ tục của một phiên toà xét xử mà pháp luật đã quy định. Do đó, có thể thấy được khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng và không thể thiếu và đối với mỗi phiên toà xét cử cũng vậy tuy nhiên thời hạn chuẩn bị sẽ do pháp luật quy định nhằm đảm bảo đúng tiến độ xét xử. Tuỳ thuộc vào từng vụ việc, quy mô, tính chất mà pháp luật quy định những thời hạn chuẩn bị xét xử dài ngắn khác nhau.
2. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự:
– Như đã trình bày ở trên, thời hạn chuẩn bị xét xử là vô cùng quan trọng và không thể thiếu và đối với việc đưa một vụ án dân sự ra xét xử cũng vậy. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự được quy định tại Điều 203
+ Thứ nhất, thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với những tranh chấp dân sự, tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 26 và Điều 28
Theo đó là những tranh chấp về dân sự như: tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân, tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, tranh chấp về thừa kế tài sản, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, ..( Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Những tranh chấp về hôn nhân gia đình như: ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ, tranh chấp về cấp dưỡng, tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.( Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Nhìn chung những tranh chấp về dân sự, tranh chấp về hôn nhân và gia đình được nêu trên là những tranh chấp không phải có quy mô lớn, nhưng hầu hết đều là những tranh chấp có liên quan đến một hoặc một số cá nhân khác liên quan. Do đó, quá trình để chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ, chứng minh liên quan, cũng như việc xác minh, thu thập thông tin từ những người có liên quan sẽ mất một khoảng thời gian tương đối, tuy nhiên đối với những trường hợp này thì pháp luật quy định thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ là bốn tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
+ Thứ hai, thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với những vụ án liên quan đến tranh chấp về kinh doanh, thương mại, những tranh chấp về lao động được quy định tại Điều 30 và Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo đó là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. ( Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Những tranh chấp về lao động như: về xử lý kỷ
Nhìn chung đây là những tranh chấp thường được phát sinh từ một bên chủ thể là tổ chức và một bên là cá nhân, quan hệ giữa người lao động- người sử dụng lao động, do đó, rất dễ nhận thấy trong những tranh chấp này các bên thông thường là có những mối quan hệ như: cấp trên- cấp dưới, người thuê- người làm thuê… chính vì thế mà việc thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ thường sẽ không mất quá nhiều thời gian, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Đối với những tranh chấp này, pháp luật quy định thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Tuy nhiên trên thực tế, có những vụ án, ” đại án” có tính chất vô cùng phức tạp hoặc trong giai đoạn này do có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án
3. Một trong các quyết định Thẩm phán có thể ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
Theo đó, trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, căn cứ vào tình hình thực tế cũng như căn cứ vào quá trình giải quyết vụ án mà tuỳ vào từng trường hợp khác nhau thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự sẽ có thể ra một trong các quyết định như:
+ Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự( trong trường hợp các bên đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau)
+ Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ( trong trường hợp có những căn cứ về việc tạm định chỉ giải quyết vụ án dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật)
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử khi đã có đầy đủ những căn cứ về việc đưa vụ án rã xét xử theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015