Thời gian tối đa được nghỉ trước khi sinh của lao động nữ. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định hiện hành.
Thời gian tối đa được nghỉ trước khi sinh của lao động nữ. Điều kiện hưởng
Tóm tắt câu hỏi:
Chao luật sư! Luật sư cho em hỏi: Em ra trường công tác từ tháng 11/2010 đến nay. Hiện tại em đang mang thai, vì điều kiện sức khỏe nên em xin nghỉ phép không lương từ 15/08/2016 đến 31/12/2016. Mà ngày dự sinh em bé là 15/3/2017. Vậy luật sư cho em hỏi: Đến ngày 1/1/2017 em làm đơn xin nghỉ theo chế độ thai sản thì có được không ạ? Mong luật sư tư vấn giúp, em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 157 “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
"Điều 157. Nghỉ thai sản.
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Và căn cứ Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
"1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."
Căn cứ theo quy định trên thì thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng, thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Trong trường hợp nếu có nhu cầu, người lao động có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động hoặc trong trường hợp có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý thì lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với trường hợp của bạn được nghỉ trước khi sinh theo quy định của pháp luật là không quá 2 tháng, bạn nghỉ từ 15/08/2016 đến 31/12/2016 (4 tháng 16 ngày) như vậy quá 2 tháng theo quy định, nếu thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2016 bạn xin nghỉ do sức khỏe không đảm bảo, nghỉ không hưởng lương và được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì sẽ thuộc khoản 2 Điều 157 nêu trên thì sẽ không vi phạm thời gian nghỉ trước khi sinh. Trong trường hợp đến tháng 1/1/2017 bạn muốn xin nghỉ thì trường hợp này bạn sẽ không được nghỉ theo chế độ trước khi sinh nữa bởi bạn đã nghỉ hết thời gian trước khi sinh, bạn chỉ có thể thỏa thuận xin nghỉ với người sử dụng lao động và nghỉ hưởng không lương. Do vậy, bạn chỉ có thể làm đơn xin nghỉ theo chế độ thai sản sau khi sinh (sau thời điểm sinh ngày 17/3/2017) theo quy định của pháp luật.