Thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè của giáo viên. Chế độ bảo hiểm thai sản.
Thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè của giáo viên. Chế độ
Tóm tắt câu hỏi:
Quý luật sư vui lòng cho tôi hỏi: tôi sinh em bé nhưng sinh non 7 tháng, được 17 ngày thì em bé mất, mà thời gian nghỉ thai sản của tôi lại trùng vào thời gian nghỉ hè là 2 tháng. Vậy theo chế độ hiện nay thì tôi được nghỉ bao nhiêu tháng, và có được nghỉ bù không? Căn cứ vào nghị định nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày, trường hợp của bạn là con chết sau khi sinh, sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt
hợp đồng lao động , hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
Như vậy, nếu như bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản khi sinh con.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp của bạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
"3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động."
Theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn sau khi sinh được 17 ngày bị chết thuộc trường hợp con dưới 2 tháng tuổi do đó bạn sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản 4 tháng tính từ ngày sinh con.
Điều 157 “Bộ luật lao động 2019” quy định nghỉ thai sản như sau:
"1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
>>> Luật sư tư vấn chế độ thai sản khi trùng thời gian nghỉ hè: 1900.6568
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Mặt khác, Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BDGĐT quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm như sau:
"3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của
Bộ Luật lao động .Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định."
Theo quy định trên, thời gian nghỉ hè là thời gian nghỉ phép hàng năm, thời gian này do Hiệu trường bố trí cho giáo viên. Pháp luật không có quy định trường hợp nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè thì sẽ được nghỉ bù, do đó vấn đề được nghỉ bù hay không là do thủ trưởng cơ quan bạn sắp xếp. Trường hợp của bạn không nói rõ bạn đang công tác ở đâu, có phải là giáo viên hay không căn cứ quy định trên thì bạn có thể làm đơn xin thủ trưởng cơ quan bạn sắp xếp lịch nghỉ phép hàng năm cho bạn phù hợp, có thể cho bạn nghỉ thai sản 4 tháng và bạn sẽ không nghỉ hè nữa, mà sẽ nghỉ phép hằng năm vào một thời gian khác, như vậy thì bạn sẽ không bị ảnh hưởng đến quyền lợi.