Hiện nay, thực tế có nhiều trường hợp người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản thắc mắc về trường hợp thời gian nghỉ thai sản thì có tính tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thời gian nghỉ thai sản có tính tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Thời gian nghỉ thai sản có tính tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
Đơn vị và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm nghề nghiệp (BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN) đối với trường hợp Người lao động nghỉ việc hưởng
Khoảng thời gian nêu trên theo quy định sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và được cơ quan BHXH đóng BHYT (Bảo hiểm y tế) cho người lao động.
– Thời gian nghỉ việc hưởng
Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được áp dụng đối với trường hợp sau đây:
+ Đối với trường hợp người lao động đang làm nghề hoặc công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
+ Đối với trường hợp người lao động đang làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
– Theo quy định sẽ được tính là thời gian đóng BHXH đối với các trường hợp
– Không được tính là thời gian đóng BHXH đối với thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
– Đối với các trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, theo quy định thì kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
– Đối với các trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ, người trực tiếp nuôi dưỡng, người cha nhờ mang thai hộ mà không nghỉ việc thì theo quy định hiện hành thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì người sử dụng lao động, đơn vị và người lao động sẽ không được tính tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ thai sản.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 thì bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là chế độ nhằm hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm.
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, Đối với trường hợp mà người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động nêu trên thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 đối với Người lao động nêu tại mục thứ nhất nêu trên mà đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
i) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, hưởng lương hưu;
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái pháp luật, hợp đồng lao động;
ii) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp mà hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
Đối với trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
iii) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật;
iv) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Chấp hành hình phạt tù; Bị tạm giam;
– Đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng, Ra nước ngoài định cư;
– Chết.
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
Như đã phân tích tại mục 1 nêu trên, thời gian nghỉ thai sản không được tính tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, nếu quý bạn đọc mong muốn hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì quý bạn đọc phải đáp ứng điều kiện nêu trên để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
3. Quy định pháp luật về thời gian nghỉ thai sản:
Hiện nay, vấn đề nghỉ thai sản được hiểu là khoảng thời gian nghỉ việc hợp lệ của người lao động nữ, được người sử dụng lao động cho phép một khoảng thời gian nghỉ thai sản để người lao động nữ sinh con và chăm sóc con sau khi sinh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định chi tiết về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ như sau:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Đối với các trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ theo quy định sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Lưu ý: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
– Sau khi sinh con, nếu con bị chết thì theo quy định:
+ Người mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết đối với trường hợp con từ 02 tháng tuổi trở lên chết.
+ Người mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con đối với trường hợp con dưới 02 tháng tuổi chết.
Lưu ý: Đối với thời gian nghỉ nêu trên theo quy định thì không vượt quá thời gian nghỉ sinh con thông thường và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp
– Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Thời gian nghỉ nêu trên theo quy định sẽ được tính cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Luật Việc làm năm 2013;