Trong giai đoạn nuôi con thì mọi đối tượng lao động trong giai đoạn này đều có những ưu tiên về thời gian lao động. Riêng đối với giáo viên thì sẽ có những quy định riêng biệt và được quy định cụ thể dựa trên cơ sở Luật lao động và những thông tư chuyên ngành hướng dẫn.
Mục lục bài viết
1. Được ưu tiên trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động:
Trong những nội dung đầu tiên khi người lao động đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi sẽ là không bị giải quyết việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 37
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Điều 37 trong Bộ Luật lao động quy định về những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó có quy định về việc không được chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động là lao động nữ đang trong quá trình nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Đây là nội dung được đề ra nhằm bảo vệ quyền lợi và đảm bảo về kinh tế cho lao động là lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi để đảm bảo cuộc sống cho lao động nữ đang nuôi con và mang tính chất chuẩn mực đạo đức xã hội.
2. Ưu tiên đối với việc xử lý kỷ luật lao động:
Tại Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người
Bên cạnh nội dung liên quan đến việc không được chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì việc lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi có bị vi phạm kỷ luật trong thời gian trước hoặc đang nuôi con mà đã quay lại làm việc thì sẽ không bị xử lý kỷ luật trong giai đoạn này, nhằm đảm bảo công việc trong quá trình lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi
2.3.Quy định đối với thời gian làm việc cho lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi
Tại Điều 137 khoản 1 Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 đã đưa ra quy định về việc người sử dụng lao động không được phép xép lịch tăng ca hay lịch làm việc đối với lao động là lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới mười hai tháng tuổi vào ban đêm. Nội dung này được quy định cụ thể như sau:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Theo quy định này, việc không được phép yêu cầu lao động tăng ca vào ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa áp dụng cho những đối tượng là lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi, mang thai giai đoạn từ tháng thứ 7. Đối với quy định này là rất hợp lý bởi việc yêu cầu người lao động tăng ca, làm đêm hay đi công tác xa trong giai đoạn này sẽ không đảm bảo được sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người lao động
Bên cạnh việc không áp dụng thời gian tăng ca hay làm việc vào ban đêm thì trong trường hợp công việc mà người lao động là lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi đang làm việc trong công việc nặng nhọc độc hại cũng được đưa ra để xem xét như sau:
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 137 có đưa ra nội dung liên quan đến tính chất công việc mà lao động nữ đang làm. Nếu trong thời gian từ lúc mang bầu cho đến khi quay trở lại đi làm và nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì việc được giảm giờ làm cũng như chuyển đổi tính chất công việc từ nặng nhọc độc hại sang công việc nhẹ nhàng và an toàn hơn. Đây là quy định hợp tình hợp lý nhằm đảm bảo được sức khỏe cho cả lao động đang mang thai, đang nuôi con và cho cả thai nhi trong giai đoạn này
Tiếp theo là nội dung liên quan đến việc bên sử dụng lao động không được chấp dứt hợp đồng lao động đối với lao động đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Cũng như quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 thì tại khoản 3 Điều 137 có quy định như sau:
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết
Cũng như đã phân tích tại Điều 37 nêu trên thì việc người sử dụng lao động không được phép ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động là lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi.Đây là nội dung được đề ra nhằm bảo vệ quyền lợi và đảm bảo về kinh tế cho lao động là lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi để đảm bảo cuộc sống cho lao động nữ đang nuôi con và mang tính chất chuẩn mực đạo đức xã hội.
Liên quan đến vấn đề về thời gian nghỉ ngơi hoặc thời gian nghỉ sớm cho lao động nữ nuôi con dưới mười hai tháng tuổi cụ thể như sau:
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Tại khoản 4 Điều 137 có quy định rõ như sau: đối với lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi sẽ được nghỉ sớm đối với ngày làm việc là 60 phút. Đối với việc nghỉ sớm thì trong khoảng thời gian này vẫn được tính vào thời gian làm việc để tính tiền lương như bình thường
3. Thời gian làm việc đối với giáo viên nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư Luật Dương gia, em có một vấn đề cần luật sư Luật Dương gia hỗ trợ như sau. Em hiện đang là giáo viên, trong thời gian này em đang nuôi con em dưới 12 tháng tuổi. Vậy cho em hỏi nếu em là lao động đan nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chế độ làm việc của em như thế nào thưa luật sư. Em chỉ dậy buổi sáng theo lịch trình làm việc và thời khoa biểu của trường dạy thì có được về sớm không?Nay em đi làm mà phải dạy đến 11h30 trưa, em đã đưa ra kiến nghị nhưng bên phía nhà trường không có giảm thời gian làm việc và số tiết làm việc. Xin cám ơn sự hỗ trợ và tư vấn của Luật sư Luật Dương gia !
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT có quy định như sau:
“Điều 10. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác
1. Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.
2. Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trường hợp bạn đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng thì được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học). Đồng thời, trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật lao động trong thời gian nuôi con nhỏ bạn còn được nghỉ mỗi ngày 60 phút tính trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương.
4. Giáo viên đang nuôi con nhỏ có phải trực tuần không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho tôi hỏi: Tôi là giáo viên đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Nay nhà trường bố trí cho tôi quản lí lớp chủ nhiệm tham gia trực tuần, công việc dọn dẹp vệ sinh sáng 5h30 phút đến 6h30 phút; nghỉ đến 10h30 tiếp tục đến lúc xong; chiều 13h đến 14h, rồi lại nghỉ đến 16h tiếp tục dọn dẹp đến khi hoàn thành công việc, liên tục trong 5 ngày. Cho tôi hỏi như vậy có vi phạm chế độ lao động nuôi con nhỏ hay không? Tôi có nghĩa vụ phải thực hiện hay không? (cháu vừa điều trị tuyến tỉnh 3 tuần về). Mong được sự tư vấn của luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn trình bày, bạn đang là giáo viên trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, nhà trường bố trí cho bạn quản lí lớp chủ nhiệm tham gia trực tuần, công việc là dọn dẹp vệ sinh sáng 5h30 phút đến 6h30 phút, nghỉ đến 10h30 phút tiếp tục đến lúc xong; chiều 13h đến 14h, rồi lại nghỉ đến 16h tiếp tục dọn dẹp đến khi hoàn thành công việc và liên tục trong 5 ngày. Căn cứ theo các quy định trên thì việc nhà trường phân công công việc, nhiệm vụ cho bạn làm chủ nhiệm lớp trực tuần là không trái với quy định của pháp luật về lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Viên chức 2010 thì bạn có trách nhiệm thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
* Cơ sở pháp lý
+ Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019.
+ Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT