Chính sách phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại những nơi đặc biệt khó khăn? Hướng dẫn chi tiết về phụ cấp thu hút vùng đặc biệt khó khăn? Thời gian được hưởng, cách tính mức hưởng phụ cấp thu hút?
Phụ cấp là khoản tiền được chi trả đồng thời với tiền lương của người lao động, là khoản tiền được hỗ trợ cho người lao động được cải thiện về mức lương và chất lượng đời sống của mình. Đặc biệt đối với những người lao động làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng kinh tế mới, những nơi chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống vật chất của người lao động sẽ được trợ cấp thu hút. Vậy thời gian được hưởng phụ cấp thu hút là bao lâu? Và mức hưởng phụ cấp thu hút là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về phụ cấp thu hút
1.1. Khái niệm về phụ cấp thu hút
Phụ cấp lương là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. Đây là khoản hỗ trợ mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng bên cạnh mức lương cơ bản. Việc người lao động sẽ nhận được những khoản phụ cấp lương nào, điều chỉnh như thế nào là do chính đơn vị sử dụng lao động quy định.
Phụ cấp thu hút là Phụ cấp áp dụng đối với công nhân, cán bộ, công chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế, đảo xa đất liền, mà thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
1.2. Đối tượng được trợ cấp thu hút
Căn cứ vào Điều 2 của Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã;
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại
Như vậy chỉ những đối tượng được nêu trong các văn bản trên mới được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định của pháp luật hiện hành
2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút mới nhất
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP và sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/12/2019 quy định cụ thể về các chính sách dành cho công chức vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 05 năm (60 tháng)
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BT (hiện chưa có văn bản thay thế nên vẫn có thể áp dụng)
“3.Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút như sau:
a) Trường hợp đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ tháng 3 năm 2011 trở về trước và hiện nay còn đang công tác ở vùng đó thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng 3 năm 2011.
b) Trường hợp đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau tháng 3 năm 2011 thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng có quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quy”
Đồng thời, Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
– Thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội;
– Thời gian làm việc trong Quân đội, Công an và cơ yếu.
Đặc biệt, nếu thời gian đứt quãng chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn.
Mặt khác căn cứ theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP hướng dẫn 02 cách tính thời gian thực tế gồm:
– Tính theo tháng: Có từ hơn nửa tháng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính cả tháng; Ngược lại sẽ không tính;
– Tính theo năm: Dưới 03 tháng thì không tính là làm việc tại nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn; Từ đủ 03 – 06 tháng thì được tính bằng nửa năm công tác; Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.
Trong đó, thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở vùng không có điều kiện đặc biệt khó khăn từ trên 01 tháng; nghỉ không lương liên tục từ 01 tháng trở lên; thời gian bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ… thì không tính vào thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn.Như vậy, có thể khẳng định, công chức chỉ có thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 05 năm (đủ 60 tháng).
Quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC quy định về thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng trợ cấp thu hút cụ thể như sau: Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại
– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
-Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
-Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
3. Quy định về mức hưởng phụ cấp thu hút
Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP mức hưởng phụ cấp thu hút được quy định với cách tính như sau:
Mức hưởng = 70% mức lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Trong đó:
Mức lương mà người lao động hiện hưởng được tính theo công thức: Mức lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
– Hệ số: Căn cứ vào ngạch công chức cụ thể sẽ được hưởng hệ số khác nhau (Hệ số cụ thể của từng ngạch công chức được nêu tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP);
– Mức lương cơ sở: Thời điểm hiện tại, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, từ 01/7/2020 trở đi, mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86/2019/QH14
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Theo quy định tại Thông tư 02/2005/TT-BNV, phụ cấp chức vụ lãnh đạo được tính theo công thức:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở
Tương tự như mức lương hiện hưởng, hệ số của phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng căn cứ vào từng chức vụ cụ thể, ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Phụ cấp thâm niên vượt khung: Theo Thông tư 04/2005/TT-BNV, mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính theo công thức:
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng
Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên được tính hưởng thêm 1%.
Như vậy những đối tượng công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn chỉ được hưởng phụ cấp thu hút với thời gian thực tế làm việc tại nơi này không quá 05 năm (60 tháng).