Thời gian được cử đi học có được tính đóng bảo hiểm xã hội? Được xã cử đi đào tào đại học ngành quân sự cơ sở ở trường sĩ quan lục quân thì thời gian đi học có được đóng bảo hiểm không?
Thời gian được cử đi học có được tính đóng bảo hiểm xã hội? Được xã cử đi đào tào đại học ngành quân sự cơ sở ở trường sĩ quan lục quân thì thời gian đi học có được đóng bảo hiểm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 26/9/2011 tôi được xã cử đi đào tào đại học ngành quân sự cơ sở ở trường sĩ quan lục quân 1. Ngày 12/8/2016 tôi ra trường đến 1/10/2016 tôi làm phó chỉ huy trưởng BCHQS xã có hỗ trợ đóng bảo hiểm. Vậy tôi xin hỏi thời gian tôi đi hoc 5 năm có được coi là đóng bảo hiểm không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
>>> Luật sư
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP hướng dẫn việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng chỉ huy trưởng, chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn có quy định về quyền lợi của người được cử đi đào tạo như sau:
“a) Đối với học viên là cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo: Thời gian đào tạo được tính thời gian công tác liên tục, được giữ nguyên chức vụ trong thời gian học, được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định của Nhà nước do ngân sách của địa phương bảo đảm.
b) Đối với học viên thuộc các đối tượng khác được cử đi đào tạo: Được áp dụng các chế độ quy định tại Thông tư số
87/2011/TT-BQP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo….”
Như vậy, sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp thứ nhất: bạn là cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo. Khi đó, thời gian đào tạo được tính thời gian công tác liên tục, được giữ nguyên chức vụ trong thời gian học, được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định của Nhà nước do ngân sách của địa phương bảo đảm. Như vậy, thời gian 5 năm đào tạo bạn vẫn đang thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc căn cứ điểm c khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Trường hợp thứ hai: bạn là học viên thuộc các đối tượng khác được cử đi đào tạo thì được áp dụng các chế độ quy định tại Thông tư số 87/2011/TT-BQP như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư
“2. Trong thời gian học được hưởng nguyên lương và các chế độ phụ cấp, do ngân sách địa phương bảo đảm. Học viên hưởng chế độ phụ cấp đã bằng, hoặc chưa bằng 0,5 mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức thì được địa phương hỗ trợ phụ cấp, mức khởi điểm bằng 0,5 mức lương tối thiểu và tăng dần theo từng năm:
a) Năm thứ 2 bằng 0,52 mức lương tối thiểu (0,53 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);
b) Năm thứ 3 bằng 0,53 mức lương tối thiểu (0,54 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);
c) Năm thứ 4 bằng 0,54 mức lương tối thiểu (0,55 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);…”
Như vậy, khi bạn là học viên là đối tượng khác thì theo Thông tư 87/2011/TT-BQP bạn vẫn được hưởng nguyên lương và chế độ phụ cấp do ngân sách địa phương bảo đảm. Do vậy, khi được hưởng nguyên lương, thời gian đào tạo bạn vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.