Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP như sau.
Thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều của
Mục lục bài viết
1. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 113
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”
Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm nêu trên được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 65 quy định như sau:
“Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”
Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương với các mức theo quy định. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm bao gồm cả các thời gian như: Thời gian học nghề, tập nghề, thời gian thử việc, thời gian nghỉ vì việc riêng (Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày), thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau cộng đồn khoảng 6 tháng,…
2. Điều kiện và mức nghỉ hàng năm
Theo quy định tại Điều 113 của
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Theo quy định tại
Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật lao động 2019 được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm là người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. Thay vì Bộ luật lao động năm 2019 quy định đó là quyền của doanh nghiệp là xây dựng và ban hành lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động thì sang Bộ luật lao động năm 2019 nó đã trở thành trách nhiệm tức là nghĩa vụ của doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện.
Trên bình diện quốc tế, ILO đã có Công ước số 132 năm 1970 về nghỉ hàng nằm được hưởng lương. Theo công ước này, số ngày nghỉ hàng năm sẽ do các nước quy định nhưng ‘trong bất kì trường hợp nào, thời gian nghỉ cũng không dưới 3 tuần làm việc cho một năm làm việc. Thực tế việc quy định mức nghỉ hàng năm ở các quốc gia rất khác nhau, phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Nhìn chung ở các quốc gia phát triển, mức sống cao số ngày nghỉ hàng năm được quy định nhiều hơn ở các quốc gia chậm, đang phát triển (Thụy Điển quy định số ngày nghỉ hàng năm là 5 tuần; Na Uy và Phần Lan 24, 25 ngày; Đức, Tây Ban Nha là 3 tuần trong khi ở Indonesia là 12 ngày; Thái Lan 6 ngày; Brunei là 8 ngày; Singapore 7 ngày cho năm đầu, sau đó cứ mỗi năm thêm một ngày, tối đa không quá 14 ngày…).
Ở Việt Nam, mức nghỉ hàng năm theo quy định hiện hành gồm 3 mức: 12, 14 và 16 ngày tùy theo điều kiện môi trường, ngành nghề và đối tượng cụ thể.
– 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường
– 14 ngày làm việc đối với những người làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và cả đối với những người lao động chưa thành niên, lao động khuyết tật.
– 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; người làm công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Ngoài ra, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tính tăng theo thâm niên làm việc. Cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì được tính nghỉ thêm 1 ngày làm việc, số ngày nghỉ thêm nhiều hay ít phụ thuộc vào tổng số năm thực tế làm việc. Trường hợp có gián đoạn thì thâm niên làm việc bằng tổng số năm thực tế làm việc theo từng giai đoạn với một người sử dụng lao động hoặc một doanh nghiệp.
Người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp, tối đa 3 năm 1 lần. Khi nghỉ hàng năm, nếu người lao động đi bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.
Trong những ngày nghỉ hàng năm, kể cả nghỉ thêm theo thâm niên người lao động đều được hưởng nguyên lương. Nếu người lao động vì các lí do như tạm hoãn hợp đồng thực hiện nghĩa vụ quân sự, hết hạn hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, bị sa thải, mất việc, thời giờ nghỉ hưu, chết… mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.
>>> Luật sư
3. Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm
Đối với trường hợp không làm đủ năm, luật cũng quy định cụ thể cách tính số ngày nghỉ hàng năm theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm. “