Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng xây dựng trong an toàn lao động? Thỏa thuận về an toàn lao động trong hợp đồng xây dựng? Quy định trách nhiệm an toàn lao động trong xây dựng?
An toàn lao động được hiểu là một giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình lao động nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với người lao động, cũng như đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa sự cố bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình lao động làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia thi công, ảnh hưởng đến tài sản và trang thiết bị xây dựng. An toàn lao động trong xây dựng luôn là điều cần được quan tâm và chú trọng hàng đầu đối với những người tham gia xây dựng công trình. Ngoài ra, an toàn lao động còn là vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các chủ đầu tư và nhà thầu trong thi công xây dựng. Vậy trách nhiệm về vấn đề an toàn lao động được thỏa thuận trong
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Nghị định số 37/2015/NĐ – CP
1. Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng xây dựng trong an toàn lao động
1.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm nơi thi công công trình xây dựng đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, nóng, ẩm, ồn, rung, khí độc, phóng xạ, điện từ trường và các yếu tố có hại khác được quy định theo các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố gây hại đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động, điều kiện về vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, nhà xưởng phải đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, về vệ sinh lao động hoặc phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng theo quy định;
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, đánh giá các yếu tố có hại tại nơi thi công xây dựng của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, đề ra các biện pháp giảm thiểu các mối nguy hiểm, đông thời cải thiện điều kiện về lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
– Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị cũng như kiểm tra nhà xưởng, kho tàng;
– Người sử dụng lao động phải phải đảm bảo có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, nơi thi công và đặt ở những vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
– Ngoài ra, người sử dụng lao động phải thực hiện lấy ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại các cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn về lao động và vệ sinh lao động.
1.2. Trách nhiệm của người lao động
– Người lao động có trách nhiệm chấp hành các quy định, quy trình của cơ sở thi công xây dựng, chấp hành nội quy về an toàn lao động và vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ mà người lao động được giao;
– Người lao động có trách nhiệm sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cung cấp; có trách nhiệm bảo quản các thiết bị an toàn lao động và vệ sinh lao động nơi làm việc;
– Người lao động còn có trách nhiệm phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm quản lý khi phát hiện các nguy cơ có thể gây tai nạn lao động, gây ra bệnh nghề nghiệp hoặc gây độc hại hoặc phát hiện sự cố nguy hiểm, đồng thời người lao động phải tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có mệnh lệnh của người sử dụng lao động.
2. Thỏa thuận về an toàn lao động trong hợp đồng xây dựng
Theo quy định tại
Thứ nhất: Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người, máy móc thiết bị và công trình trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thống nhất.
Thứ hai: Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
Thứ ba: Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ tư: Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động của mình. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động.
Thứ năm: Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.
Cuối cùng: Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.
3. Quy định trách nhiệm an toàn lao động trong xây dựng
3.1. Trách nhiệm an toàn lao động xây dựng của chủ đầu tư
Theo thông tư 04/2017/TT-BXD, chủ đầu tư công trình xây dựng có các trách nhiệm sau:
– Chấp nhận hồ sơ về an toàn lao động trong quá trình thi công công trình xây dựng của nhà thầu.
– Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác về đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình do nhà thầu thực hiện.
– Phân công, thông báo cho người có năng lực thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn lao động theo quy định. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình nếu phát hiện sự cố vi phạm quy định an toàn lao động.
– Phối hợp cùng nhà thầu áp dụng các biện pháp an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng và giải quyết sự cố phát sinh đồng thời khắc phục hậu quả.
– Chỉ đạo khai báo sự cố về an toàn lao động cho cơ quan có thẩm quyền.
Chủ đầu tư có quyền chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm cho người có trách nhiệm thông qua văn bản bằng hợp đồng trong trường hợp ký kết hợp đồng tổng thầu bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công. Trong đó:
– Chủ đầu tư được trao quyền cho tổng thầu về một hoặc một số trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong công trường xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và quá trình thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu.
– Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện quản lý công tác an toàn lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng với chủ đầu tư.
3.2. Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu
Theo quy định tại
– Nhà thầu có trách nhiệm đề xuất và áp dụng các biện pháp an toàn trong thi công lao động cho người lao động, máy móc và tài sản hoặc toàn bộ công trình.
– Thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng theo tiêu chuẩn được pháp luật quy định.
– Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công công trình xây dựng.
– Lập kế hoạch thi công xây dựng riêng biệt với những công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn lao động trong quá trình xây dựng cao.
– Tạm dừng và áp dụng các biện pháp khắc phục trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc nguy cơ gây tai nạn lao động.
– Báo cáo cho chủ đầu tư và các đơn vị có thẩm quyền về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
3.3. Quy định trách nhiệm của đội quản lý an toàn lao động
Đối với kỹ sư giám sát và bộ phận quản lý an toàn lao động thi công của nhà thầu thì có trách nhiệm sau:
– Thực hiện các biện pháp an toàn lao động đã được chủ đầu tư lên kế hoạch và chấp thuận.
– Hướng dẫn người lao động về nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng và hướng dẫn người lao động về các biện pháp an toàn trong thi công xây dựng.
– Yêu cầu và giám sát, quản lý về số người lao động áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
– Áp dụng các biện pháp an toàn, đồng thời xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động.
– Tạm dừng thi công công trình khi phát hiện ra sự cố, nguy cơ gây mất an toàn lao động cao.
– Đình chỉ người lao động không tuân thủ các quy định về an toàn lao động hoặc vi phạm các biện pháp đảm bảo an toàn trong xây dựng.
– Chủ động tham gia hỗ trợ và khắc phục các sự cố, tai nạn làm mất an toàn lao động.
3.4. Trách nhiệm người lao động tham gia thi công xây dựng
Người lao động làm việc tại công trường có các trách nhiệm sau:
– Chấp hành quy định về an toàn lao động, chấp hành các yêu cầu về vệ sinh và an toàn lao động.
– Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị an toàn, vệ sinh khi thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao.
– Bắt buộc phải tham gia các lớp huấn luyện, tham gia khóa huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động trước khi nhận công việc và sử dụng các máy móc, thiết bị đặc thù có yêu cầu cao về an toàn và vệ sinh lao động.
– Ngăn chặn, khắc phục kịp thời các sự cố và nguy cơ làm ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh và an toàn lao động, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao đọng, hành vi trái quy định tại nơi làm việc.
– Báo cáo kịp thời đến các đơn vị có trách nhiệm, thẩm quyền khi phát hiện có tai nạn, sự cố hoặc tai nạn lao động.
– Tham gia cứu trợ và khắc phục tai nạn, sự cố.
– Từ chối thực hiện nhiệm vụ khi nhận thấy nhiệm vụ đó không đảm bảo an toàn về lao động mà đã báo cáo lên người phụ trách nhưng không được giải quyết theo đúng quy định.
– Chỉ thực hiện những công việc đảm bảo an toàn lao động sau khi đã được tham gia tập huấn theo quy định.