Trốn đóng bảo hiểm xã hội: Mức xử phạt và trách nhiệm hình sự mới nhất 2021. Phân tích cụ thể cấu thành tội phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, mức xử phạt hành chính khi trốn đóng BHXH mới 2021.
Bảo hiểm xã hội được sinh ra với mục đích hỗ trợ, thay thế phần nào đó những khó khăn, vất vả của người dân trong xã hội khi ốm đau, bệnh tật, sinh con, rủi ro nghề nghiệp trong lao động, người thất nghiệp hoặc trong thời gian nghỉ hưu. Đó chính là nguyên nhân mà Nhà nước yêu cầu người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội.
Tư vấn mức xử phạt và trách nhiệm hình sự khi trốn đóng bảo hiểm xã hội miễn phí: 1900.6568
Thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đầy đủ. Theo thống kê của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 11/2017, tổng số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp trên cả nước ước khoảng hơn 16.600 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,3% so với tổng kế hoạch thu năm 2017 của ngành bảo hiểm xã hội. Trong số trên có khoảng hơn 2.000 tỷ đồng là nợ đọng các loại bảo hiểm của những doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, hoặc đã tuyên bố giải thể, phá sản và được xếp vào dạng khó thu hồi. Điều đó cũng có nghĩa rằng, không chỉ người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích mà cơ quan bảo hiểm xã hội cũng bị ảnh hưởng đến tài chính. Để có thể xử lý những trường hợp này Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có những quy định mới so với “Bộ luật hình sự 2015” được sửa đổi bổ sung năm 2009 về các tội liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theoĐiều 216 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017quy định về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:
“1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”
Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động là hành vi của người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ 6 tháng trở lên, đã từng xử phạt vi phạm hành chính, gây thiệt hại đến quyền lợi của người lao động và quỹ bảo hiểm xã hội. Chúng tôi xin được phân tích cấu thành tội phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế như sau:
Mặt khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm. Hành vi trốn đóng bảo hiểm đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người lao động và thâm hụt tài chính trong quỹ bảo hiểm xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
Mặt khách quan của tội phạm: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với người sử dụng lao động nếu có đủ các căn cứ:
Thứ nhất, hành vi không đóng bảo hiểm xã hội phải từ 6 tháng cộng dồn không đóng bảo hiểm trở lên.
Thứ hai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm.
Thứ ba, có những hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Việc thực hiện hành vi gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật là một hành vi nguy hiểm cho xã hội được biểu hiện dưới dạng không hành động. Hành vi vi phạm được biểu hiện dưới dạng không hành động được hiểu là người sử dụng lao động không thực hiện một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc trong khi có đủ điều kiện thực hiện. Được biểu hiện thông qua việc không nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và hệ quả là không đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thủ đoạn gian dối có thể được hiểu là việc giả mạo các hóa đơn chứng từ liên quan đến việc sử dụng lao động hoặc cố tình khai báo không trung thực với cơ quan bảo hiểm xã hội về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm. Một trong những thủ đoạn gian dối khác của người sử dụng đó là giao kèo, thỏa thuận với người lao động để ép hoặc yêu cầu người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, bao gồm cả thủ đoạn “quên” điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động theo mức tiền lương, tiền công thực tế người lao động được hưởng mà vẫn đóng theo mức cũ.
Hậu quả của hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hậu quả gây thâm hụt quỹ bảo hiểm. Nhà nước sẽ không quản lý và thu được số tiền cần phải thu đối với người sử dụng lao động theo đúng nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động vì có thể thực tế lương của họ vẫn bị trừ do đóng bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động lại không đóng cho họ. Tuy nhiên hậu quả xảy ra với nạn nhân không phải là căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi là một trong những căn cứ quan trọng trong xác định cấu thành tội phạm đối với tội phạm này. Lỗi là ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong tội phạm này có thể xác định ngày là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp). Điều đó cũng có nghĩa rằng, người sử dụng lao động nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi gian dối trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm, thấy trước được hậu quả của hành vi gian dối nhưng mong muốn cho hậu quả xảy ra. Bởi mục đích của hành vi này nhằm thu lợi cho người sử dụng lao động và họ tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong một số trường hợp, lỗi trong tội này cũng có thể biểu hiện dưới dạng lỗi cố ý gián tiếp, điều đó có nghĩa rằng, người sử dụng lao động hiểu rõ về trách nhiệm của mình nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định và hiểu rõ về hậu quả có thể xảy ra khi trốn tránh đóng bảo hiểm xa hội nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể của tội phạm: Căn cứ theo Khoản 1Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, chủ thể thực hiện tội phạm là người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Điều đó có nghĩa rằng, chủ thể thực hiện tội phạm ở đây là cá nhân người sử dụng lao động, bởi đây là chủ thể được pháp luật quy định có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc đóng các loại bảo hiểm nêu trên cho người lao động. Ngoài ra, chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự trong tội phạm này còn là pháp nhân thương mại. Như vậy, cá nhân và pháp nhân là 2 chủ thể trong tội phạm này.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 2
Tùy vào từng hành vi, mức độ vi phạm mà chủ thể thực hiện hành vi phải chịu các mức hình phạt khác nhau, trong đó mức hình phạt cao nhất là 7 năm hoặc phạt tiền lên đến 3.000.000.000 đồng.
Việc nhà làm luật quy định rõ các tội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong Bộ luật Hình sự 2015 là một điểm tiến bộ giữa Bộ luật Hình sự 2015 so với “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và quỹ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người sử dụng lao động đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt đối với hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- 2 2. Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội bị phạt thế nào?
- 3 3. Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- 4 4. Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- 5 5. Trường học không đóng bảo hiểm cho lao động hợp đồng đúng hay sai?
1. Xử phạt đối với hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ghi nhận tại Điều 26 về hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể :
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.
Như vậy, việc người sử dụng lao động có hành vi không đíng tiền bảo hiểm cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính bằng việc bị phạt tiền theo khoản 3, Điều 26, Nghị định 95/2013/NĐ-CP . Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
2. Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội bị phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp tôi bé, thuê có 3 lao động. Tôi được biết là phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, do bên tôi không có kế toán, và tôi cũng bận nên không có thời gian nhiều để làm việc với cơ quan bảo hiểm. Nếu tôi thỏa thuận với người lao động, tôi trả cho họ tiền bảo hiểm cùng với tiền lương, người lao động cũng đồng ý thì tôi có bị phạt không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì:
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;
g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Tại khoản 1 của điều này, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
19. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 26 nhưsau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”
Trong trường hợp, bạn có thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì bạn có thể sẽ bị xử phạt 500.000-1.000.000
3. Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc tại công ty thời gian được hơn 18 tháng. Công ty chỉ kí hợp đồng thời vụ 3 tháng không đóng bảo hiểm. Này tôi làm đơn xin nghỉ việc từ lúc trước tết 2017, sau tết tôi còn làm thêm 8 ngày rồi bàn giao lại cho người mới đồng thời tự ý nghỉ việc luôn ( Vì công ty bắt tôi phải làm thêm một tháng nữa). Nay công ty không chịu trả lương cho tôi và cả tiền giữ lương của tôi (mỗi tháng 500 ngàn trong vòng 12 tháng). Vì vậy tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có thể nhận lại được số tiền mà do công sức mồ hôi nước mắt của tôi làm ra. Trong thời gian đợi hồi âm tôi xin chân thành cảm ơn! ( Tôi làm công việc thủ kho lúc tôi nghĩ việc được thời gian thì công ty có gọi tôi làm việc laị hứa sẽ tăng lương và đóng bảo hiểm cho. Nhung lời hứa đó tôi đã chờ đợi cả một năm rươi rồi nên tôi không thể)…Xin cám on!.?
Luật sư tư vấn:
Nếu hợp đồng bạn ký với công ty là hợp đồng thời vụ 3 tháng thì bạn phải báo trước ít nhất 03 ngày nhưng bạn đã báo nghỉ trước tết và sau tết bạn còn làm thêm 8 ngày nên bạn không vi phạm về thời hạn báo trước cho công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Công việc bạn đảm nhiệm là thủ kho, đây không phải là công việc theo mùa vụ. Công ty chỉ được ký hợp đồng thời vụ ba tháng với bạn trong trường hợp bạn được nhận để tạm thời thay thế người thủ kho trước đó do người này nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghỉ việc tạm thời. Do đó, việc công ty ký hợp đồng thời vụ ba tháng với bạn là trái quy định của pháp luật.
Theo nguyên tắc trả lương, thì công ty phải trả lương đầy đủ cho bạn, công ty không có quyền giữ 500 nghìn tiền lương lương mỗi tháng của bạn trong thời gian 12 tháng.
Kể từ ngày bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì trong vòng 07 ngày công ty phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ lương cho bạn, nếu có trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài không quá 30 ngày. Ngoài phải thanh toán đủ tiền lương thì công ty còn phải hoàn trả lại số tiền mà công ty đã giữ lương của bạn trong 12 tháng.
Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần yêu cầu công ty thanh toán đầy đủ tiền lương cũng như trả cho bạn số tiền bị công ty giữ trong 12 tháng. Nếu công ty không thực hiện, bạn có quyền làm đơn gửi đến Phòng Lao động – Thương binh –Xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết. Nếu vẫn không được giải quyết, bạn có quyền nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện nơi công ty có trụ sở.
Tuy nhiên, bạn làm việc tại công ty thời gian được hơn 18 tháng mà công ty chỉ kí hợp đồng thời vụ 3 tháng không đóng bảo hiểm là trái với quy định pháp luật. Trong trường hợp bạn làm việc liên tục tại công ty 18 tháng công ty có trách nhiệm phải giao kết
4. Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều doanh nghiệp chậm đóng, thậm chí trốn đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Chính vì vậy, pháp luật đã đưa ra những chế tài để xử lý chủ sử dụng lao động có hành vi này.
Về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này, Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.
Như vậy, hiện tại khi người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên. Tuy nhiên, chế tài xử phạt này có thể chưa đủ sức răn đe những cá nhân/tổ chức vi phạm, tình trạng người lao động khi làm việc không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đang diễn ra rất phổ biến. Do đó cần một chế tài xử phạt nặng hơn.
Từ ngày 01/01/2018 Bộ luật hình sự 2015 sẽ có hiệu lực áp dụng. Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:
“Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng”.
Do đó, người sử dụng lao động cần tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cũng như bảo đảm sự phát triển của xã hội.
5. Trường học không đóng bảo hiểm cho lao động hợp đồng đúng hay sai?
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn làm việc theo chế độ
Theo quy định tại
Theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Chiếu theo quy định của vợ bạn thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 tháng sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2018. Nhưng theo “Bộ luật lao động năm 2019” thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung: tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; công việc và địa điểm làm việc; thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; chế độ nâng bậc, nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động cho người lao động và không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Như vậy thì thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Còn về vấn đề giữ lương của vợ bạn do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi không thể xác định trường hợp của bạn chỉ có thể tư vấn theo quy định của pháp luật.
Theo các quy định pháp luật hiện hành, về nguyên tắc pháp luật quy định người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trong trường hợp người sử dụng lao động chậm trả lương thì người lao động được giải quyết như sau:
Căn cứ Điều 96 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về nguyên tắc trả lương như sau:
“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy đinh:
“2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Luật sư
Nếu người sử dụng lao động không đưa ra lý do quy định tại Khoản 2 Điều Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì việc công ty chậm trả lương 5 ngày phải bồi thường cho người lao động, ngoài việc phải trả đủ lương còn phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Nếu nhà trường có lí do chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì không phải trả thêm khoản bồi thường. Nhưng nếu đến ngày thứ 15 kể từ ngày trả lương hàng tháng, Nhà trường vẫn chưa trả lương thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật.