Thế nào là đi sai làn đường? Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường? Lỗi đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất năm 2021?
Theo quy định, lái xe vi phạm lỗi đi sai làn sẽ có mức phạt cao hơn lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu vạch kẻ đường (sau đây gọi tắt là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường). Vì thế, nhiều CSGT “không có tâm” đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về Luật của lái xe để thổi phạt và áp dụng sai lỗi nhằm thu phạt trục lợi. Vậy làm thế nào để phân biệt được lỗi sai làn với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?
Mục lục bài viết
1, Thế nào là đi sai làn đường?
Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, quy định: :”Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường”
Người tham gia giao thông cần tuân thủ quy định của luật giao thông về làn đường, phần đường. Đặc biệt cần tuân thủ hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, chỉ được chuyển làn tại những vị trí cho phép. Cần chú ý trước khi chuyển làn đường phải có xi nhan và còi để báo hiệu cho các phương tiện đang di chuyển phía sau nhận biết.
Trên đường một chiều có vạch kẻ và có các trục treo biển chỉ dẫn phân làn đường thì vị trí để xe thô sơ di chuyển là trên làn đường bên phải phía trong cùng. Sau đó là đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Cuối cùng là phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Với những quy định trên, nếu bạn muốn rẽ phải, nhưng lại đi vào phần đường dành cho các phương tiện đi thẳng cũng đồng nghĩa với việc bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ, kể cả khi có bật xi-nhan xin rẽ phải.
Như vậy, lỗi đi sai làn đường được hiểu là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.
Lỗi đi sai làn là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt đối với lỗi xe đi sai làn đường theo từng loại phương tiện:
– Đối với ô tô, Điểm đ Khoản 5 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.
– Đối với xe máy, điểm g Khoản 3 Điều 6 quy định: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).
Như vậy, đối với trường hợp xe ô tô đè vạch hay còn gọi là lấn làn (hai nửa xe ở hai bên đường khác nhau, thân xe đè qua vạch vàng) có thể bị xử lý với trường hợp đi không đúng phần đường của mình (đi sai làn).
2, Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ vạch kẻ đường là gì? “Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe”. Có nhiều cách để phân định vạch kẻ đường như: dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc).
Có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc bao gồm:
- Vạch đứt khúc trắng: Đây là vạch được kẻ theo chiều dọc giúp phân chia làn đường. Nếu vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.
- Vạch liền trắng: Đây là vạch kẻ dọc dùng để phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc còn có thể để qui định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Trong trường hợp vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.
Theo quy định của QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 quy định: Trong trường hợp vạch kẻ đường được sử dụng độc lập thì tất cả những người tham gia giao thông phải có trách nhiệm tuân thủ theo nội dung của vạch kẻ đường. Trường hợp vạch kẻ đường được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của tất cả, bao gồm vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu đúng theo thứ tự quy định.
Trong đó, lỗi đi sai vạch kẻ đường là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.
Thông thường, ở các ngã 3 hay ngã 4, nơi mà các dòng phương tiện đông đúc được phân luồng theo các hướng như luồng cho xe rẽ phải, luồng cho xe đi thẳng, luồng cho xe rẽ trái nhằm hạn chế tối đa sự xung đột và va chạm giao thông thông qua vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng đi trên mỗi phân đường cùng với biển báo 411 – hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.
Tuy nhiên, điểm cần lưu ý trong trường hợp này là biển 411 phải được sử dụng phối hợp cùng với vạch kẻ đường 1.18 – chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau ở dưới thì mới có hiệu lực xử phạt (hoặc chỉ có riêng vạch kẻ đường 1.18 thì vẫn có hiệu lực xử phạt tương tự). Do đó, trường hợp mà chỉ có biển báo 411 mà không kèm theo vạch kẻ đường 1.18 thì sẽ không có hiệu lực xử phạt, tức lái xe không bị phạt hành chính; bởi biển 411 là biển chỉ dẫn, tức hướng dẫn thực hiện và không được dùng làm căn cứ để xử phạt.
Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng thì đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe.
Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc)…
Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng… đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Hiện nay, mức phạt cho lỗi không tuân thủ chỉ dẫn vạch kẻ đường đã tăng gấp đôi. Cụ thể, phạt lỗi này đối với người điều khiển ô tô từ 200.000 – 400.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng.
Tại nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng đã qui định rõ các trường hợp không áp dụng cho trường hợp xử phạt không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Trong đó, tất cả các trường hợp của các loại phương tiện mà người điều khiển có hành vi vi phạm liên quan đến sai làn đường đều là trường hợp không áp dụng cho trường hợp xử phạt không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, ví dụ như điểm c khoản 4 Điều 5 nói trên.
Ví dụ cụ thể: điểm a khoản 1 Điều 5 quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều này;”
Người tham gia giao thông cần biết, nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe. Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ là đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Kết luận: Đối với lỗi đi sai làn đường, mức phạt đối với ô tô là từ 03 triệu đến 05 triệu đồng; đối với xe máy là từ 400.000-600.000 đồng. Đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, mức phạt đối với ô tô là từ 200.000 – 400.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng. Người tham gia giao thông nên chú ý quan sát và tuân thủ quy định pháp luật về giao thông để tránh bị xử phạt đáng tiếc, đảm bảo an toàn trật tự giao thông.