Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Thế nào là đi sai làn đường? Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?

Tư vấn pháp luật

Thế nào là đi sai làn đường? Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?

  • 08/02/202108/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    08/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thế nào là đi sai làn đường? Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường? Lỗi đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất năm 2021?

    Theo quy định, lái xe vi phạm lỗi đi sai làn sẽ có mức phạt cao hơn lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu vạch kẻ đường (sau đây gọi tắt là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường). Vì thế, nhiều CSGT “không có tâm” đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về Luật của lái xe để thổi phạt và áp dụng sai lỗi nhằm thu phạt trục lợi. Vậy làm thế nào để phân biệt được lỗi sai làn với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường? 

    Mục lục bài viết

    • 1 1, Thế nào là đi sai làn đường?
    • 2 2, Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

    1, Thế nào là đi sai làn đường?

    Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, quy định: :”Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường”

    Người tham gia giao thông cần tuân thủ quy định của luật giao thông về làn đường, phần đường. Đặc biệt cần tuân thủ hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, chỉ được chuyển làn tại những vị trí cho phép. Cần chú ý trước khi chuyển làn đường phải có xi nhan và còi để báo hiệu cho các phương tiện đang di chuyển phía sau nhận biết.

    Trên đường một chiều có vạch kẻ và có các trục treo biển chỉ dẫn phân làn đường thì vị trí để xe thô sơ di chuyển là trên làn đường bên phải phía trong cùng. Sau đó là đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Cuối cùng là phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Với những quy định trên, nếu bạn muốn rẽ phải, nhưng lại đi vào phần đường dành cho các phương tiện đi thẳng cũng đồng nghĩa với việc bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ, kể cả khi có bật xi-nhan xin rẽ phải.

    Như vậy, lỗi đi sai làn đường được hiểu là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

    Lỗi đi sai làn là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415.

    Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – mỗi làn chỉ cho một số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn như các biển R.412 a,b,c,d…
    Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi “sai làn đường” và khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường.

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt đối với lỗi xe đi sai làn đường theo từng loại phương tiện:

    – Đối với ô tô, Điểm đ Khoản 5 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.

    – Đối với xe máy, điểm g Khoản 3 Điều 6 quy định: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).

    Như vậy, đối với trường hợp xe ô tô đè vạch hay còn gọi là lấn làn (hai nửa xe ở hai bên đường khác nhau, thân xe đè qua vạch vàng) có thể bị xử lý với trường hợp đi không đúng phần đường của mình (đi sai làn).

    Xem thêm: Làn đường dành cho xe máy? Xe máy chạy làn nào là đúng luật?

    2, Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

    Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ vạch kẻ đường là gì? “Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe”. Có nhiều cách để phân định vạch kẻ đường như: dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc).

    Có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc bao gồm:

    • Vạch đứt khúc trắng: Đây là vạch được kẻ theo chiều dọc giúp phân chia làn đường. Nếu vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.
    • Vạch liền trắng: Đây là vạch kẻ dọc dùng để phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc còn có thể để qui định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Trong trường hợp vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.

    Theo quy định của QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 quy định: Trong trường hợp vạch kẻ đường được sử dụng độc lập thì tất cả những người tham gia giao thông phải có trách nhiệm tuân thủ theo nội dung của vạch kẻ đường. Trường hợp vạch kẻ đường được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của tất cả, bao gồm vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu đúng theo thứ tự quy định.

    Trong đó, lỗi đi sai vạch kẻ đường là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. 

    Thông thường, ở các ngã 3 hay ngã 4, nơi mà các dòng phương tiện đông đúc được phân luồng theo các hướng như luồng cho xe rẽ phải, luồng cho xe đi thẳng, luồng cho xe rẽ trái nhằm hạn chế tối đa sự xung đột và va chạm giao thông thông qua vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng đi trên mỗi phân đường cùng với biển báo 411 – hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.​

    Tuy nhiên, điểm cần lưu ý trong trường hợp này là biển 411 phải được sử dụng phối hợp cùng với vạch kẻ đường 1.18 – chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau ở dưới thì mới có hiệu lực xử phạt (hoặc chỉ có riêng vạch kẻ đường 1.18 thì vẫn có hiệu lực xử phạt tương tự). Do đó, trường hợp mà chỉ có biển báo 411 mà không kèm theo vạch kẻ đường 1.18 thì sẽ không có hiệu lực xử phạt, tức lái xe không bị phạt hành chính; bởi biển 411 là biển chỉ dẫn, tức hướng dẫn thực hiện và không được dùng làm căn cứ để xử phạt.

    Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng thì đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

    Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe.

    Xem thêm: Luật sư tư vấn lỗi lấn làn, sai làn, đè vạch trực tuyến miễn phí

    Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc)…

    Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng… đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

    Hiện nay, mức phạt cho lỗi không tuân thủ chỉ dẫn vạch kẻ đường đã tăng gấp đôi. Cụ thể, phạt lỗi này đối với người điều khiển ô tô từ 200.000 – 400.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng.

    Tại nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng đã qui định rõ các trường hợp không áp dụng cho trường hợp xử phạt không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Trong đó, tất cả các trường hợp của các loại phương tiện mà người điều khiển có hành vi vi phạm liên quan đến sai làn đường đều là trường hợp không áp dụng cho trường hợp xử phạt không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, ví dụ như điểm c khoản 4 Điều 5 nói trên.

    Ví dụ cụ thể: điểm a khoản 1 Điều 5 quy định:

    “Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều này;”

    Xem thêm: Ô tô con có được đi vào làn đường của xe khách không?

    Người tham gia giao thông cần biết, nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe. Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ là đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

    Kết luận: Đối với lỗi đi sai làn đường, mức phạt đối với ô tô là từ 03 triệu đến 05 triệu đồng; đối với xe máy là từ 400.000-600.000 đồng. Đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, mức phạt đối với ô tô là từ 200.000 – 400.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng. Người tham gia giao thông nên chú ý quan sát và tuân thủ quy định pháp luật về giao thông để tránh bị xử phạt đáng tiếc, đảm bảo an toàn trật tự giao thông.

    Xem thêm: Chạy xe sai làn đường bị phạt bao nhiêu?

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.242 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Đi sai làn đường

    Sai làn đường

    Vạch kẻ đường


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Đi sai làn, rẽ sai làn, dừng đèn đỏ sai làn bị xử phạt bao nhiêu?

    Mức xử phạt đối với hành vi đi sai làn đường? Đi xe rẽ sai làn bị xử phạt bao nhiêu? Đừng đèn đỏ sai làn bị xử phạt bao nhiêu?

    Xe lấn làn, lấn tuyến (đi sai làn đường) bị phạt bao nhiêu tiền?

    Xe lấn làn, lấn tuyến (đi sai làn đường) bị phạt bao nhiêu tiền? Quy định về làn đường? Xe lấn làn và đi sai làn đường có giống nhau không?

    Dừng xe quá vạch, đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

    Dừng xe quá vạch, đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu? Dừng xe quá vạch có bị xử phạt không? Mức xử phạt dừng xe đè vạch kẻ đường bao nhiêu?

    BRT là gì? Ô tô, xe máy có được đi vào làn BRT không?

    BRT là gì? Làn dành riêng cho xe buýt nhanh, các phương tiện khác có được đi vào không? Giờ cao điểm có được đi vào làn BRT không? Ô tô, xe máy có được đi vào làn xe bus nhanh BRT không? Ô tô, xe máy đi vào làn đường BRT bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Vạch mắt võng là gì, gặp vạch mắt võng đi sao cho chuẩn? Mức xử phạt khi đi vào vạch mắt võng?

    Vạch mắt võng là gì, gặp vạch mắt võng đi sao cho chuẩn? Theo quy chuẩn mới, phải hiểu vạch mắt võng như thế nào cho đúng? Đi xe vào vạch kẻ mắt võng có bị xử phạt không? Điều khiển xe vào vạch kẻ mắt võng bị xử phạt như thế nào?

    Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41? Phân biệt và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường?

    Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2019 mới nhất năm 2021? Phân biệt các loại vạch kẻ đường? Ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn? Cách nhận biết nhanh các loại vạch kẻ đường để tránh bị xử phạt?

    Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

    Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường. Quy định của pháp luật về các loại biển báo giao thông.

    Làn đường dành cho xe máy? Xe máy chạy làn nào là đúng luật?

    Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe máy? Xe máy chạy làn nào là đúng luật? Trên đường quốc lộ, tỉnh lộ xe máy chạy phần đường nào là đúng luật?

    Chạy xe sai làn đường bị phạt bao nhiêu?

    Chạy xe sai làn đường bị phạt bao nhiêu? Hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi đi sai làn đường.

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tuyên Quang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tuyên Quang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tuyên Quang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Trà Vinh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trà Vinh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trà Vinh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tiền Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tiền Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tiền Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Long? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Long ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Long?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Phúc?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Yên Bái? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Yên Bái ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Yên Bái?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thanh Hóa ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thanh Hóa?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Nguyên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tây Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tây Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Sơn La? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Sơn La ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Sơn La?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Trị? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Trị?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ngãi? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ngãi ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ngãi?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Nam ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Nam?

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay kèm hướng dẫn thủ tục

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay là gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay để làm gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Thủ tục ly hôn đơn phương?

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay kèm hướng dẫn chi tiết

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay là gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay để làm gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Một số vấn đề liên quan về giấy chứng nhận góp vốn? Những đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá