Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

Tư vấn pháp luật

Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

  • 08/02/202108/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    08/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường. Quy định của pháp luật về các loại biển báo giao thông.

    Hiện nay tại Việt Nam, tình trạng xe tham gia giao thông trên đường đang diễn biến cực kì hỗn loạn, một lỗi vô cùng phổ biến và diễn ra hết sức thường xuyên chính là việc các xe không tuân thủ biển báo và vi phạm vạch kẻ đường dẫn đến việc người lái xe thường xuyên bị CSGT bắt và xử phạt. Vậy đối với lỗi này thì khi bị bắt và xử phạt thì mức phạt sẽ ra sao?

    Mục lục bài viết

    • 1 1, Biển báo giao thông là gì? Vạch kẻ đường là gì?
    • 2 2, Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

    1, Biển báo giao thông là gì? Vạch kẻ đường là gì?

    Biển báo giao thông là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Từ những năm 1930, nhiều nước đã áp dụng các loại biển báo có hình ảnh, mặt khác, cũng đã tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa biển báo của mình để giúp cho việc lưu thông quốc tế dễ dàng hơn (giảm bớt rào cản ngôn ngữ) cũng như giúp tăng cường an toàn giao thông.

    Biển báo giao thông Việt Nam là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, đã được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng (trừ một số nước có tay lái nghịch).

    Hệ thống biển báo giao thông đường bộ

    Nhóm 1:  Biển báo cấm

    Đặc điểm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

    Ý nghĩa:  Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 140. Tất cả có đường kính: 70 cm; viền đỏ: 10 cm; vạch đỏ: 5 cm.

    Nhóm 2: Biển báo nguy hiểm

    Đặc điểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

    Ý nghĩa: Biển báo cảnh báo nguy hiểm là để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Dùng để cảnh báo cho tài xế biết được các tình huống nguy hiểm giao thông phía trước, qua đó giúp tài xế có thể ứng phó kịp thời. Khi gặp loại biển báo này, tài xế nên giảm tốc độ và chú ý quan sát.

    Xem thêm: Buôn lậu là gì? Mức xử phạt đối với hành vi buôn lậu?

    Loại biển cảnh báo này không cấm hoặc bắt người tham gia giao thông thực hiện một mệnh lệnh nào đó. Mục đích chính là cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn giao thông.

    Nhóm 3: Nhóm biển báo chỉ dẫn

    Đặc điểm: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

    Ý nghĩa: Loại biển báo này có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường. Nhóm biển báo này hướng dẫn những thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông.

    Nhóm 4: Biển báo hiệu lệnh

    Đặc điểm: Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

    Ý nghĩa: Nhóm biển báo này có ý nghĩa thông báo cho các tài xế biết được các hiệu lệnh mà tài xế bắt buộc phải thi hành theo. Nhóm biển hiệu lệnh gồm 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309 nhằm báo cho người sử dụng đường biết hiệu lệnh phải thi hành.

    Nhóm 5: Biển báo phụ

    Xem thêm: Nhập cảnh trái phép là gì? Mức xử phạt tội xuất cảnh và nhập cảnh trái phép?

    Đặc điểm: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

    Ý nghĩa: Thường được sử dụng kết hợp với các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó

    Nhóm 6: Vạch kẻ đường

    Vạch kẻ đường là một loại báo hiệu đặc biệt để hướng dẫn và điều khiển tài xế khi tham giao thông. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

    Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

    Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 41) về báo hiệu đường bộ có quy định biển báo 412 là biển dùng để cho biết làn đường dành riêng cho từng loại xe và các xe phải đi. Đây cũng là loại biển báo mà lái xe phải đặc biệt chú ý khi lưu thông trên những đoạn đường có nhiều làn để tránh vấp phải những lỗi sơ đẳng.

    Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ về chấp hành báo hiệu đường bộ có quy định: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

    Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 13 luật này cũng quy định về việc sử dụng làn đường: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

    2, Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

    Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Và mức phạt được quy định rõ như sau:

    Xem thêm: Phân biệt các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2019

    • Đối với ô tô: Mức phạt là khoảng 200.000 – 400.000 đồng (so với mức phạt trước đó là từ 100.000 – 200.000 đồng). Đồng thời sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
    • Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (so với mức phạt trước đó là từ 60.000 – 80.000 đồng). Người điều khiển phương tiện sẽ nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

    Tuy nhiên lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định riêng đối với trường hợp khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt. Cụ thể:

    • Đối với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng;
    • Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng;
    • Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng;
    • Đối với ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng.

    Người điều khiển xe ô tô có đủ các điều kiện theo quy định của Luật xử lý Vi phạm hành chính 2012 thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường nêu trong Bảng dưới đây mà bị lực lượng công an, thanh tra giao thông phát hiện trong quá trình làm nhiệm vụ kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2020 (ngày Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) – đến nay thì bị người có thẩm quyền xử phạt theo thủ tục xử phạt hành chính tương ứng với hành vi vi phạm cụ thể, trừ trường hợp thực hiện các hành vi vi phạm này nhưng không bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Trường hợp người vi phạm từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt tiền thực tế không quá 1/2 mức phạt tiền thực tế áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với cùng một hành vi vi phạm cụ thể (khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý Vi phạm hành chính năm 2012).

    Hành vi điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ có hình thức xử phạt tiền nên không áp dụng để xử phạt đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm này (đoạn 2 khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý Vi phạm hành chính 2012).

    Người thực hiện hành vi vi phạm điều này gây tai nạn giao thông và gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức khác thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự nếu bên bị thiệt hại yêu cầu (khoản 1 Điều 13 Luật Xử lý Vi phạm hành chính 2012).

    Điểm, khoản, Điều áp dụng

    Hành vi

    Hình thức, mức xử phạt

    Thi hành quyết định xử phạt hoặc khiếu nại, khởi kiện

    Điểm a Khoản 1,  Điểm c Khoản 11 Điều 5

    Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm đã được quy định trong mức phạt riêng.

    Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng

    Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

    Thi hành quyết định phạt tiền

    Thi hành quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

    Khiếu nại, khởi kiện

    Khoản 6 Điều 47

    Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung

    Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng

    Thi hành quyết định phạt tiền.

    Khiếu nại, khởi kiện.

    Theo QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực thi hành từ 1/7), làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

    Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

    Như vậy, đi sai làn đường là người điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Lỗi này thường xảy ra trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” .

    Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”. Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).

    Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe. Đặc biệt, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì mới có hiệu lực. Như vậy, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.

    Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.

    Trường hợp vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Còn nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.

    Như vậy, lỗi đi sai vạch kẻ đường là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.251 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Mức xử phạt khi không đăng ký website với bộ công thương?
    - Mức xử phạt nồng độ cồn vượt quá cho phép đối với ô tô, xe máy mới nhất 2022
    - Mức xử phạt đối với lỗi điều khiển ô tô hết hạn đăng kiểm mới nhất năm 2022
    - Quy định mới nhất về mức xử phạt chở hàng quá tải trọng năm 2022
    - Mức xử phạt lỗi quá tải trọng cầu, đường theo quy định mới nhất năm 2022
    - Mức xử phạt vượt đèn đỏ? Không tuân thủ đèn tín hiệu bị phạt bao nhiêu?
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Không tuân thủ biển báo

    Mức xử phạt

    Vạch kẻ đường

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Phân biệt các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2019

    Vạch kẻ đường là gì? Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2019 tiếng Anh là gì? Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41?

    Đặt điều nói xấu người khác vi phạm quyền gì? Mức xử phạt?

    Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền gì? Bị hàng xóm đặt điều nói xấu có được kiện được không? Quy định về mức xử phạt đối với hành vi bịa đặt, nói xấu người khác?

    Mức xử phạt lỗi đè vạch, lỗi lấn làn đối với ô tô và xe máy

    Tìm hiểu về lỗi đi lấn làn và lỗi đè vạch? Mức xử phạt lỗi lấn làn đối với ô tô và xe máy? Mức xử phạt lỗi đè vạch đối với ô tô và xe máy?

    Mức xử phạt vượt đèn đỏ? Không tuân thủ đèn tín hiệu bị phạt bao nhiêu?

    Mức xử phạt vượt đèn đỏ (Run a red light/ Run the red light) ? Vượt đèn đỏ được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là gì? Một số thuật ngữ pháp lý có liên quan? Quy định về đèn tín hiệu giao thông? Cách tính mức tiền vi phạm? Những trường hợp được vượt đèn đỏ theo quy định mới nhất?

    Tội lừa dối khách hàng? Mức xử phạt đối với hành vi lừa dối khách hàng

    Tội lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng trong tiếng Anh? Cấu thành tội phạm của tội lừa dối khách hàng? Mức xử phạt đối với hành vi lừa dối khách hàng? Phân biệt tội lừa dối khách hàng với một số tội danh khác?

    Nhập cảnh trái phép là gì? Mức xử phạt tội xuất cảnh và nhập cảnh trái phép?

    Nhập cảnh trái phép là gì? Xuất cảnh trái phép là gì? Quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xuất nhập cảnh trái phép? Khó khăn trong việc kiểm soát xuất nhập cảnh trái phép?

    Buôn lậu là gì? Mức xử phạt đối với hành vi buôn lậu?

    Buôn lậu là gì? Nguyên nhân buôn lậu là gì? Cấu thành tội phạm của tội buôn lậu? Mức xử phạt đối với hành vi buôn lậu?

    Tảo hôn là gì? Tổ chức tảo hôn là gì? Mức xử phạt tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn theo Bộ luật Hình sự

    Tảo hôn(Child marriage) là gì? Tảo hôn tiếng Anh là gì? Tác hại của việc tảo hôn? Hậu quả pháp lý của hành vi tảo hôn? Tổ chức tảo hôn(Child marriage organization) là gì? Tổ chức tảo hôn tiếng Anh là gì? Yếu tố cấu thành của tội tổ chức tảo hôn? Mức xử phạt đối với tội tổ chức tảo hôn?

    Thế nào là đi ngược chiều? Mức xử phạt là bao nhiêu khi đi ngược chiều?

    Thế nào là đi ngược chiều? Mức xử phạt là bao nhiêu khi đi ngược chiều? Quy định về biển báo cấm đi ngược chiều. Mức xử phạt khi điều khiển phương tiện với lỗi ngược chiều. Trách nhiệm khi điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông.

    Xe mới mua không biển số có được lưu thông? Mức xử phạt xe không biển số?

    Hồ sơ đăng ký xe? Thời hạn cấp đăng ký, biển số xe? Không có biển số xe có bị xử phạt và mức xử phạt là bao nhiêu? Xe không biển số bị xử phạt bao nhiêu tiền? Quy định về mức xử phạt khi tham gia giao thông bằng xe không biển số?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Án tích là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục xóa án tích sau khi chấp hành án?

    Án tích là gì? Điều kiện xóa án tích đối với từng loại tội phạm? Thủ tục xóa án tích sau khi chấp hành án?

    Án phí là gì? Quy định về cách tính án phí và tạm ứng án phí?

    Án phí là gì? Quy định về cách tính án phí và tạm ứng án phí? Quy định về cách tính án phí?

    Chính sách cạnh tranh là gì? Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

    Chính sách cạnh tranh là gì? Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Vai trò của chính sách? Nội dung của chính sách cạnh tranh?

    Lẽ công bằng là gì? Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự?

    Lẽ công bằng là gì? Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự? Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng lẽ công bằng?

    Lạm quyền là gì? Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản?

    Lạm quyền là gì? Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản?

    Lập hiến là gì? So sánh sự khác nhau giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp?

    Lập hiến là gì? So sánh sự khác nhau giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp?

    Lao động trẻ em là gì? Quy định về việc sử dụng lao động là trẻ em?

    Lao động trẻ em là gì? Quy định về việc sử dụng lao động là trẻ em?

    Biện pháp xử lý hành chính là gì? Các biện pháp xử lý hành chính mới nhất?

    Biện pháp xử lý hành chính là gì? Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành chính? Các biện pháp xử lý hành chính mới nhất?

    Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là gì? Các hình thức xử lý kỷ luật lao động?

    Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là gì? Quy định về xử lý vi phạm kỷ luật lao động? Các hình thức xử lý kỷ luật lao động?

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Tính chất, ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Tính chất của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự? Ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?

    Biên phòng là gì? Các quyền hạn của Bộ đội Biên phòng theo Luật Biên phòng?

    Biên phòng là gì? Tổng quan về Luật Biên phòng năm 2020? Các quyền hạn của Bộ đội Biên phòng theo Luật Biên phòng?

    Tổng biên tập là gì? Chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu tòa soạn báo?

    Tổng biên tập là gì? Đặc trưng của nghề tổng biên tập? Chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu tòa soạn báo?

    An ninh tôn giáo là gì? Những khó khăn trong công tác an ninh tôn giáo?

    An ninh tôn giáo là gì? Những khó khăn trong công tác an ninh tôn giáo? Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác an ninh tôn giáo?

    Cư trú là gì? Quy định về nơi cư trú và quản lý cư trú mới nhất?

    Khái niệm cư trú là gì? Nguyên tắc cư trú? Quyền tự do cư trú của công dân? Quy định về nơi cư trú và quản lý cư trú mới nhất?

    Bóc lột trẻ em là gì? Các hình thức bóc lột và biện pháp chống bóc lột trẻ em?

    Bóc lột trẻ em là gì? Các hình thức bóc lột trẻ em? Xử lý đối với hành vi bóc lột trẻ em? Biện pháp chống bóc lột trẻ em?

    Cha mẹ nuôi là gì? Điều kiện và thủ tục để nhận nuôi con nuôi là gì?

    Cha mẹ nuôi là gì? Điều kiện nhận nuôi con nuôi? Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi?

    Biên bản thuận tình ly hôn là gì? Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn?

    Biên bản thuận tình ly hôn là gì? Quy định về hình thức thuận tình ly hôn và mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn? Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn? Hướng dẫn sử dụng mẫu số 37-DS?

    Biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc là gì? Các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế?

    Biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc (Coercive measures of the United Nations) là gì?? Biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc tiếng anh là gì? Các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế?

    Biện pháp cưỡng chế là gì? Áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự?

    Biện pháp cưỡng chế là gì? Phân loại? Quy định về áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự?

    Con nuôi là gì? Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi?

    Con nuôi là gì? Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi? Thủ tục đăng ký nhận con nuôi cần những gì?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá